Bạt chống thấm HDPE được sử dụng nhiều trong xây dựng để ngăn nước thâm nhập. Vậy cụ thể chúng sử dụng như thế nào, hãy cùng Antshome tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bạt chống thấm HDPE là gì?
Bạt chống thấm HDPE là một loại màng bọc có chức năng ngăn cách chống thấm nước. HDPE là viết tắt của High Density Polyethylene. Chúng được sản xuất từ nhựa dẻo polyethylene với hàm lượng lên đến 97.5%, và 2.5% còn lại là cacbon đen, chất kháng tia UV và chất oxy hoá. Khi phủ lên bề mặt bê tông sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của nước,hơi nước, muối và các hóa chất độc hại. Tuổi thọ của bạt chống thấm HDPE đạt đến trên 25 năm.
Ưu điểm của bạt chống thấm HDPE
- Thành phần chủ yếu là polyethylene nên có tính co giãn lớn, chống ăn mòn và chống tia UV.
- Có thể dùng cho các loại địa hình.
- Tính trơ lì cao, kháng các loại hoá chất, thậm chí cả axit và kiềm mạnh.
- Khi thi công sẽ tạo một liên kết không thể tách rời với bề mặt bê tông.
- Có trọng lượng nhẹ, dưới 1.5kg/m2.
- Có độ dày từ 0.25mm đến 3mm và hệ số thấm rất thấp 10^-12 : 10^-16. Khả năng chống thấm tỉ lệ thuận với độ dày của bạt.
- Cường độ chịu kéo ở mức 80N/mm.
- Sử dụng linh hoạt ở nhiều mức nhiệt độ: từ -40℃ đến 110℃.
- Là sản phẩm không độc hại, không ảnh hưởng đến nguồn nước và thân thiện với môi trường.
Mục đích dân dụng của bạt chống thấm HDPE

Bạt chống thấm HDPE được dùng cho thi công tầng hầm, sàn, nền, ban công, tầng thượng, v.v. Trong cấu trúc của một ngôi nhà, chúng ta thường thấy có 2 phần là kết cấu ngầm, như móng, bản sàn, cọc, dầm, v.v., và kết cấu thượng tầng như ban công, khu vực sân thượng. Để đảm bảo kết cấu thượng tầng tốt thì kết cấu ngầm phải được duy trì trong tình trạng tốt và bền vững trong thời gian dài.
Kết cấu ngầm rất dễ bị mài mòn, hư hỏng vì đặc điểm nằm dưới mặt đất tiếp xúc nhiều với nguồn nước ngầm, hơi ẩm, hoá chất bên trong đất cát, nhiệt trong đất và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, chúng ta cần áp dụng những biện pháp chống thấm hiệu quả như bạt HDPE.
Tại sao sử dụng bạt chống thấm HDPE? Đối với kết cấu ngầm, bạt chống thấm dạng lỏng sẽ không thể tạo sự liên kết với bề mặt nếu ẩm ướt. Tương tự, các loại bạt tự dính hay dùng keo liên kết cũng không hiệu quả. Do đó, bạt chống thấm HDPE với các đặc tính đã nêu trong phần trước sẽ khắc phục các lỗi này. Khi thi công, bạt chống thấm HDPE sẽ được được đặt ngay trên phần móng bè. Chúng sẽ tạo một lớp vỏ bọc ngăn chặn sự thâm nhập của nước vào cấu trúc nhà.
Các mục đích khác của bạt chống thấm HDPE
Ngoài mục đích dân dụng, bạt chống thấm HDPE còn được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Xử lý rác thải

Bạt HDPE dùng để lót đáy các bãi rác sinh hoạt ngăn các chất độc hại và các chất khó phân huỷ thấm xuống đất ảnh hưởng đến mạch nước ngầm. Sau đó, các đơn vị xử lý rác thải còn dùng bạt HDPE để phủ lên rác che mưa và tránh bốc mùi hôi thối.
Ở những nhà máy, đặc biệt là nhà máy phân bón, bạt HDPE dùng để lót nơi chứa chất thải công nghiệp. Chúng chịu được các hóa chất độc hại nên sẽ không để hoạt động công nghiệp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Nuôi trồng thuỷ sản

Bạt HDPE dùng để tạo lớp ngăn cách giữa đất, cát, các tạp chất bên ngoài với hồ nước nuôi thủy sản. Chúng ngăn không cho nước chảy ngược vào bên trong, từ đó góp phần ổn định độ pH, nồng độ muối trong nước và ngăn mầm bệnh xâm nhập gây hại con giống. Bạt HDPE là phương thức mang lại hiệu quả kinh tế cao vì độ bền bỉ theo thời gian.
Hầm biogas

Hầm biogas là nơi chứa chất thải dân dụng và công nghiệp một cách an toàn, và khí gas được tận dụng phục vụ lại các mục đích sản xuất kinh doanh khác. Bạt HDPE được dùng phổ biến cho mục đích này vì chúng tạo được màng kín khí với khả năng co giãn lên đến 700%.
Xây dựng nhà máy

Các bể thải của nhà máy chứa nhiều kim loại nặng có độ ăn mòn cực kì cao. Nếu xả thẳng thẳng ra bên ngoài môi trường sẽ ngấm vào mạch nước ngầm ảnh hưởng đến sức khoẻ của khu dân cư.
Cách thi công bạt chống thấm HDPE
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ mặt bằng thi công, không để đọng nước.
- Thiết kế hệ thống tiêu thoát nước cho nước mưa và nước ngầm.
- Nền không chứa các vật sắc, cành cây còn sót lại, nếu không sẽ đâm rách bạt.
Bước 2: Đào rãnh neo để chôn mép bạt. Cần phải tuân thủ theo bản vẽ kỹ thuật về độ dài và độ sâu.
Bước 3: Trải bạt chống thấm HDPE theo đúng vị trí căn chỉnh. Sau đó, đổ đất theo mép để cố định.
Bước 4: Tiến hành hàn các tấm bạt chống thấm để chúng liên kết lại với nhau. Lưu ý, các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc.
Kết
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bạt chống thấm HDPE và cách sử dụng trong công trình dân dụng. Hãy liên hệ Antshome để được tư vấn kỹ càng hơn về sản phẩm này.
Thông tin liên lạc
- Hotline: 091.692.1080
- Giờ làm việc: 8:00AM – 9:00PM
- Email: support@antshome.vn
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@antshome.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/antshome.vn
Liên hệ đặt lịch sửa chữa
Khách hàng cần sửa chữa điện nước vui lòng liên hệ Antshome. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Antshome sẽ tiếp nhận nhanh chóng yêu cầu của quý khách và điều phối thợ sửa chữa điện nước đến để xử lý trực tiếp cho khách hàng.