Trợ Thủ Số 1 Cho Ngôi Nhà Bạn!

Thế nào là van 2 chiều? Có những loại van 2 chiều nào?

chuyên gia

Duong Lam

Cập nhật lần cuối:

TÓM TẮT

Thế nào là van 2 chiều? Van 2 chiều là một loại van công nghiệp được sử dụng để dẫn nước hoặc khí ở các nhà máy, xí nghiệp hay tòa nhà lớn. Để hiểu rõ hơn về loại van này, hãy cùng Antshome tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.  Mục Lục Van ...

Thế nào là van 2 chiều? Van 2 chiều là một loại van công nghiệp được sử dụng để dẫn nước hoặc khí ở các nhà máy, xí nghiệp hay tòa nhà lớn. Để hiểu rõ hơn về loại van này, hãy cùng Antshome tìm hiểu trong bài viết lần này nhé. 

Van 2 chiều là gì? 

Bạn muốn tìm hiểu về van 2 chiều? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.

1. Đĩnh nghĩa van 2 chiều

Van 2 chiều là một thiết bị được gắn bên trong hệ thống nước với mục đích dẫn các lưu chất như nước, khí, hơi theo 2 chiều. Điều đó có nghĩa là lưu chất được phép đi ra/vào theo cả hai hướng. 

Các loại van 2 chiều thường có cấu tạo bao gồm hai cổng ra và vào, và chúng được dùng nhiều cho các ứng dụng bật/tắt cơ bản. Loại van 2 chiều là một thành phần thiết yếu trong các hệ thống an toàn vì chúng có thể ngăn dòng chảy của lưu chất ngay lập tức trong các trường khẩn cấp. 

2. Van 2 chiều khác van 1 chiều như thế nào?

Van 1 chiều chỉ cho phép dòng lưu chất chảy theo một chiều duy nhất và ngăn dòng lưu chất đó quay lại theo chiều ngược lại. Van 1 chiều hoạt động dựa trên nguyên lý chênh lệch áp suất ở hai đầu ra/vào. Tuy nhiên, van 2 chiều thì ngược lại. Van 2 chiều cho phép dòng lưu chất chảy theo cả 2 chiều ra/vào. 

Tìm hiểu thêm: Van 1 chiều là gì? Van 1 chiều hoạt động như thế nào?

Tìm hiểu về các loại van 2 chiều

Van 2 chiều có các đặc điểm sau:

1. Van bướm 2 chiều

Van bướm 2 chiều
Van bướm 2 chiều

Van bướm 2 chiều có hai đĩa van xoay mở dạng hình cánh bướm. Đó cũng là lý do vì sao chúng được đặt tên là van bướm. Cơ cấu đóng mở của loại van này tương đối đơn giản bằng cách xoay một góc 90 độ để mở hoặc chặn dòng lưu chất. 

Cấu tạo của van bướm 2 chiều

  • Đĩa van: Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất và có thể định vị các góc mở khác nhau. Đĩa van có vẻ bề ngoài nhìn như hình tròn dạng ép phẳng, thường được làm từ loại thép không gỉ để hạn chế tác động của các lưu chất lên van. 
  • Gioăng: Là bộ phận làm kín trên bề mặt giữa mặt bích cửa van và mặt bích của đường ống, đảm bảo không bị rò rỉ. Gioăng thường được làm từ Teflon, NBR, hoặc EDPM. 
  • Tay quay (Vô lăng): Đây là bộ phận giúp thao tác mở/đóng van bằng tay và tạo ra các góc mở theo yêu cầu. Vật liệu chính của tay quay đó là kim loại tổng hợp. 
  • Thân van: Là dạng ống được làm từ gang, thép, inox hoặc nhựa đúc liền cùng với các tai bích để bắt lỗ bu lông cố định với vị trí đường ống. 

Van bướm hoạt động dựa trên nguyên lý đóng mở theo trục van. Đây là loại van được sử dụng nhiều trong các hệ thống ống dẫn nước vì kết cấu đơn giản và giá thành không cao. 

Ưu điểm

  • Vận hành đơn giản.
  • Có giá thành tương đối thấp.
  • Cấu tạo đơn giản.
  • Vận hành đơn giản.
  • Phong phú kiểu lắp đắp và vận hành.
  • Có khả năng lắp cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau.

Nhược điểm

  • Đĩa van gây cản dòng, giảm lưu lượng dòng chảy khi mở hoàn toàn.
  • Van thường có các kích thước tương đối lớn.
  • Van không chịu được áp suất lớn và nhiệt độ cao.

2. Van cổng 2 chiều

Van cổng 2 chiều
Van cổng 2 chiều

Van cổng 2 chiều kết cấu đối xứng hai bên nên cho phép dòng lưu chất lưu thông qua hai chiều này một cách dễ dàng. 

Cấu tạo của van cổng 2 chiều

  • Mặt bích: Là bộ phận nối với đường ống. Chúng có các tiêu chuẩn như BS, JIS, DIN. 
  • Thân van: Là bộ phận chịu áp lực cho toàn bộ van, được làm gang, thép hoặc inox. 
  • Cánh van: Là bộ phận nằm giữa van đảm bảo lưu chất không bị rò rỉ qua van sau khi đóng. Để làm kín, cánh van được làm bằng gang, thép, inox và được bọc thêm một lớp cao su. 
  • Trục van: Là bộ phận liên kết cánh van với tay quay, có ren ở phần liên kết với tay quay. 
  • Tay quayl: Là tay vặn trợ lực giúp đóng mở van một cách dễ dàng. 

Van cổng 2 chiều hoạt động dựa trên cơ chế đóng mở bằng cách nâng hạ đĩa van tương tự một cánh cổng. Do đó, ngoài tên gọi van cổng, chúng còn có một số tên khác như van cửa hay van chặn.

Ưu điểm

  • Quá trình đóng/mở diễn ra tương đối nhanh chóng. 
  • Thiết kế van hiện đại, linh hoạt giúp quá trình lắp đặt, bảo trì dễ dàng. 
  • Vật liệu sản xuất van phong phú. 
  • Nhờ có thiết kế thân thẳng nên dòng lưu chất chảy qua sẽ không bị thay đổi áp lực và đổi hướng dòng chảy. 

Nhược điểm

  • Có cấu tạo phức tạp hơn các loại van khác. 
  • Không sử dụng được để điều tiết dòng lưu chất. 

3. Van bi 2 chiều

Van bi 2 chiều
Van bi 2 chiều

Van bi 2 chiều có cơ cấu đóng mở theo góc 90 độ tương tự như van bướm và phía trong đĩa van có dạng hình cầu được đục lỗ giống hình viên bi nên chúng có tên gọi là van bi. 

Cấu tạo của van bi 2 chiều

  • Thân van: Là bộ phận gắn kết các thiết bị còn lại của van với nhau. Thân van thường được làm từ đồng, inox, gang, thép hay nhựa. 
  • Bi van: Bi van hay còn gọi là đĩa van. Đây là bộ phận chính với vai trò đóng mở van. Bi có cấu tạo hình cầu, được đục lỗ xuyên tâm, được cố định bởi trục và gioăng làm kín. Đặc tính của bi van là có độ cứng cáp cao và độ ăn mòn thấp. 
  • Trục van: Là bộ phận kết nối và truyền lực từ bộ phận truyền động đến đĩa van. Trục van thường được làm từ các loại hợp kim cứng, ít bị ăn mòn. 
  • Gioăng: Là bộ phận làm kín cho trục van và đĩa van. Các gioăng làm kín này được chế tạo từ teflon hoặc cao su chịu lực.

Bi van được đục lỗ cho phép dòng lưu chất đi qua. Khi cần đóng van, chúng ta chỉ cần xoay ngang bi van giúp chặn hoàn toàn lưu chất.  

Ưu điểm

  • Có khả năng đóng mở nhanh. 
  • Cấu tạo tổng thể chịu được áp lực cao. 
  • Dòng chảy của lưu chất không bị đổi hướng. 
  • Dễ dàng sửa chữa và thay thế. 
  • Chịu được áp suất lên đến 1000 bar và nhiệt độ lên đến 500℃. 
  • Giá thành tương đối thấp. 

Nhược điểm

  • Không điều chỉnh được lưu lượng lưu chất như mong muốn. 
  • Không sử dụng được trong lưu chất bẩn do bi trượt trên đệm làm kín, sau một thời gian làm việc thường xuất hiện các vết xước dạng vòng tròn bao quanh thân bi dẫn đến van đóng không kín.

4. Van cầu hơi

Van cầu hơi
Van cầu hơi

Van cầu hơi là một loại van 2 chiều được dùng để tiết lưu dòng chảy. Khác với các loại van 2 chiều khác, van cầu hơi phải được lắp đúng theo chiều dòng chảy của nước. 

Cấu tạo van cầu hơi

  • Nắp van: Là bộ phận giúp đậy van và ngăn chất lỏng tràn ngược lên trên cũng như gia tăng độ vững chắc cho van. Thông thường, nắp van được chế tạo cùng vật liệu với thân van như gang, thép, inox,..
  • Thân van: Là bộ phận bao bọc van và chịu tác động trực tiếp từ lưu chất. Thân van được làm từ gang, thép, inox..
  • Đĩa van: Là bộ phận chịu trách nhiệm đóng/cắt trực tiếp và được liên kết với trục van và tay vặn để tạo thành cơ chế nâng lên hạ xuống. 
  • Trục van: Là một thanh kim loại dùng để kết nối giữa tay quay và đĩa van. Khi tác động lên tay quay, trục van sẽ đi lên và truyền momen xoắn tới đĩa van để nâng mở hệ thống.
  • Gioăng: Là bộ phận làm kín van cầu, chống rò rỉ lưu chất ra môi trường bên ngoài. Thông thường, gioăng được làm từ các vật liệu mềm, chịu được áp suất lớn và nhiệt độ cao. 

Ưu điểm

  • Có khả năng điều tiết rất tốt lưu lượng của dòng chảy. 
  • Khả năng đóng/mở van dễ dàng, thuận tiện. 
  • Có độ bền cao, ít bị mòn hay hư hỏng. 
  • Van cầu có hệ thống tay quay ép trực tiếp đĩa van và cửa van theo hướng chính diện nên nếu đóng van hoàn toàn thì van cầu hơi ít bị rò rỉ lưu chất hơn các loại van khác.
  • Thời gian đóng/mở nhanh chóng. 

Nhược điểm

  • Áp suất đi qua van bị sụt giảm do dòng chảy bị chuyển hướng trong thân van. 
  • Các loại van có kích thước lớn, cần nhiều sức hơn để có thể mở van. 
  • Trọng lượng và kích thước của van thường lớn hơn các loại van khác. 
  • Giá thành tương đối cao. 

Tìm hiểu thêm: Khắc phục vỡ máy bơm nước

Ứng dụng của van 2 chiều trong đời sống và sản xuất

Van 2 chiều được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghiệp với mục đích chính là đóng/mở dòng lưu chất qua van.

1. Hệ thống cấp thoát nước

Van 2 chiều dùng trong hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải. Các loại van thông thường dùng cho mục đích này là van bướm và van cổng. Với hệ thống cấp thoát nước sạch, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm có chất liệu từ gang. Đối với hệ thống thoát nước thải, vật liệu phổ biến là inox. 

2. Môi trường hơi nóng và khí nén

Đặc tính của môi trường hơi nóng và khí nén đó là áp lực và nhiệt độ tương đối cao. Các loại van phục vụ mục đích này đó là van cầu hơi và van bi. Đây là hai loại van làm việc ổn định và ít xảy ra sự cố.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thợ sửa nước, khắc phục vỡ van nước

Những câu hỏi thường gặp về van 2 chiều

Các câu hỏi:

Van 2 chiều là gì?

Van 2 chiều là loại van có thể dẫn nước theo cả 2 chiều: chiều ra và chiều vào.

Mục đích của van 2 chiều là gì?

Van 2 chiều được áp dụng nhiều ở các khu công nghiệp, xí nghiệp hay nhà máy để dẫn các loại lưu chất và khí.

Những lỗi thường gặp ở van 2 chiều là gì?

Van 2 chiều có thể gặp những sự cố như: bị kẹt không thể đóng mở, phát ra tiếng ồn lớn hoặc lỗi ở điều khiển điện. Những trường hợp này xảy ra khi van 2 chiều không được sử dụng đúng cách.

Liên hệ đặt lịch sửa chữa

Khách hàng cần sửa chữa điện nước vui lòng liên hệ Antshome. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Antshome sẽ tiếp nhận nhanh chóng yêu cầu của quý khách và điều phối thợ sửa chữa điện nước đến để xử lý trực tiếp cho khách hàng.

Đánh giá bài viết
Photo of author
Tác giả
Duong Lam
Founder, CEO @ Antshome.vn - Dịch Vụ Sửa Điện Nước Chuyên Nghiệp - Top 50 Startup Viet VNExpress 2020 | Chuyên gia kỹ thuật điện nước với kinh nghiệm khởi nghiệp 22+ năm

các bài viết liên quan

Có thể bạn sẽ thích

sửa chữa rò rỉ bồn cầu vệ sinh
Các bước và mẹo sửa chữa rò rỉ bồn cầu vệ sinh
Nhà vệ sinh bị rò rỉ dẫn tới lãng phí nước mỗi phút và bạn phải chi trả nhiều tiền hơn cho hóa đơn ... [...]
vòi hoa sen
Các cách để làm sạch, vệ sinh vòi hoa sen đơn giản, nhanh chóng
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn mong muốn thư giãn, tắm gội để thoải mái tinh thần hơn. Qua thời gian sử ... [...]
thợ sửa nước
Dấu hiệu nhận biết máy bơm nước gặp trục trặc
Máy bơm nước là thiết bị giúp vận chuyển nước từ nơi này đến nơi khác, nhằm tăng áp lực cho đường ống, bơm ... [...]