Trợ Thủ Số 1 Cho Ngôi Nhà Bạn!

Trợ Lý Ảo Là Gì? Các Trợ Lý Ảo Cho Smart Home

chuyên gia

Duong Lam

Cập nhật lần cuối:

TÓM TẮT

Thế kỉ 21 và kỉ nguyên mới của Internet of Things (IoT) đánh dấu sự khởi đầu của các ứng dụng thông minh và xu hướng biến mọi căn nhà thành thông minh hơn — trợ lý ảo từ đó được ví như công cụ dẫn đầu cho sự thay đổi này. Mục Lục Trợ ...

Thế kỉ 21 và kỉ nguyên mới của Internet of Things (IoT) đánh dấu sự khởi đầu của các ứng dụng thông minh và xu hướng biến mọi căn nhà thành thông minh hơn — trợ lý ảo từ đó được ví như công cụ dẫn đầu cho sự thay đổi này.

Trợ lý ảo là gì?

trợ lý ảo
Trợ lý ảo 3D của Samsung

Trợ lý ảo (hay còn gọi là virtual assistant) nói nôm na là một phần mềm ứng dụng thông minh giúp hỗ trợ những công việc trong đời sống liên quan đến smartphone và smarthome. Thông thường, các trợ lý ảo này được cài đặt với chức năng nhận diện giọng nói khá thông minh để có thể thực hiện hành động theo yêu cầu tự động cho người dùng như đặt lịch hẹn đi cắt tóc hay tắt bớt đèn trong nhà vào buổi tối.

BẠN CÓ BIẾT?

Tính đến thời điểm hiện tại, có đến hơn 50% dân số tại Hoa Kỳ ĐANG SỬ DỤNG ít nhất một loại trợ lý ảo thông qua điện thoại hoặc smart home (dựa trên số liệu từ đơn vị nghiên cứu Pew Research)

Các trợ lý ảo thông dụng:

1. Siri (Apple)

Siri được ra đời từ thương hiệu Apple vào năm 2011, và là một trong những nhà tiên phong trong công nghệ trợ lý ảo và ứng dụng nhận diện giọng nói hỗ trợ người dùng các thiết bị của Apple như iPhone, iPad.

Tôi khá nhớ những ngày còn trẻ lúc mà sở hữu iPhone 3Gs được coi là “vip”. Lúc đó, Siri còn rất là sơ khai và tiếng Anh tôi cũng không phải là chuẩn nên chỉ bập bẹ được vài câu hỏi như thời tiết hôm nay ở Sài Gòn như thế nào (Hey Siri, what’s the weather?).

Bây giờ, Siri, cũng như nhiều trợ lý ảo thông minh đã ra đời sau này, đều thật sự trưởng thành rất nhiều và được tích hợp dày dặn, có rất nhiều API với các ứng dụng, phần mềm hữu ích.

Các khách hàng của Antshome lẫn những thiết bị tôi xài trong nhà của chính mình đều có sử dụng Siri để kết nối với smarthome.

2. Bixby (Samsung)

Bixby là trợ lý thông minh của Samsung có mặt từ lúc dòng smartphone Galaxy S8 và S8+ được giới thiệu với công chúng. Thực chất, không phải tới lúc này Samsung mới đầu tư vào công nghệ trợ lý ảo. Năm 2012, lúc còn dòng smartphone Galaxy S3 là Samsung đã có công cụ này rồi nhưng được gọi với tên khác là S Voice. Mãi đến tháng 6/2020, S Voice được chính thức khai tử và Bixby là lựa chọn thay thế mới của thương hiệu Hàn Quốc.

Công nghệ của Bixby được đánh giá là tương đối có nhiều hoài bão vì Samsung đang có những kế hoạch để nâng tầm phủ của Bixby đến ứng dụng trong máy giặt, tủ lạnh — miễn sao là thiết bị có mic.

3. Alexa (Amazon)

Alexa là đối thủ nặng ký nhất trong lĩnh vực công nghệ nhận diện giọng nói. Đây được coi như là ưu tiên hàng đầu của Amazon trong lúc phát triển Alexa. So với các đối thủ khác trên thị trường, Alexa chú ý hơn về việc xử lý dữ liệu giọng nói thông minh và kết hợp mượt mà với các thiết bị thông minh của Amazon như loa Echo trong khi Siri hay Bixby có thể tương tác thêm qua smartphone. Vì vậy, Alexa được cho thấy là “thông minh” hơn trong lĩnh vực điều khiển bằng giọng nói (nói riêng).

TIPS TỪ CHUYÊN GIA

Với một số thiết bị như Amazon Echo Dot 3, thì thay vì gọi Alexa thì thiết bị sẽ mang tên Echo (Hey, Echo)

4. Google Assistant (Google)

Google Assistant được coi như là một trong các trợ lý ảo tốt nhất và thông dụng nhất, với câu chào kích hoạt khá độc đáo mang tên “Ok, Google”.

5. Cortana (Microsoft)

Từ những ngày của Windows 10 thì Microsoft cũng đầu tư vào phần mềm trợ lý ảo của riêng mình gọi là Cortana. Khác với Siri hay Google thì Cortana còn có thể được sử dụng thông qua PC.

Cortana được tích hợp trên smartphone thông qua ứng dụng riêng bạn cần phải tải trên App Store (iOS) hoặc Google Play/CH Play (Android).

Một số thiết bị có thể kết nối được với trợ lý ảo của Microsoft bao gồm Philips HUE và Nest.

Ứng dụng của trợ lý ảo trong Smart Home

Hãy tưởng tưởng chỉ với một lệnh nói như “Hey Siri, dim the lights” (Siri, giúp tôi giảm bớt đèn) thì các bóng đèn trong nhà bạn được giảm xuống một mức ngay mà không cần bạn phải đích thân chạy đến công tắc điện. Hay là, trong lúc nấu ăn, bạn muốn mở nhạc để “phiêu” thì chỉ cần nói “Ok Google, play me some Mozart” (Ok Google, mở chút nhạc Mozart nhé) thì ngay lập tức loa bluetooth trong nhà được kết nối và chạy ngay một bản nhạc giao hưởng hay.

Một số ứng dụng thông khác của các trợ lý ảo bao gồm:

  • Xem thời tiết
  • Nghe phát tranh radio
  • Quản lý lịch
  • Tìm kiếm câu hỏi trên Google
  • Đặt giờ
  • Mở TV, tắt TV theo giờ hẹn
  • Quản lý đèn
  • Quản lý gara (garage), cửa
  • Quản lý máy lạnh

Nếu việc tự động hoá căn nhà để biến nó trở nên thông minh là thông qua việc cài đặt và cấu hình thiết bị thì các trợ lý ảo sẽ giống như chìa khoá để mở các tính năng ấy.

Ưu điểm của các trợ lý ảo cho smart home

Các trợ lý ảo sẽ là điểm nhấn trong cuộc cách mạng 4.0, đặc biệt là cho sự phát triển của người dùng càng ngày càng hiện đại.

Tiết kiệm thời gian

Không thể phủ nhận rằng, với trào lưu tự động hoá, người tiêu dùng càng ngày tìm thấy họ có thể tiết kiệm thời gian rất nhiều một cách rất tiện lợi. Lượng thời gian này, tuy nói riêng sẽ rất nhỏ, nhưng khi gộp lại từ nhiều hành động khác nhau trong ngày, tuần, thậm chí cả năm, thì cũng kha khá. Giờ đây, những thời gian dành cho những việc lặt vặt như đóng cửa cuốn mỗi đêm hay làm sinh tố mỗi sáng đã được làm trống cho các ưu tiên quan trọng hơn — như dành thời gian cùng gia đình tán gẫu và số lượng trang sách có thể đọc thêm mỗi ngày.

Khả năng tuỳ chỉnh vô hạn

Sự “thông minh” hiện giờ và công cuộc phát triển các bộ máy công nghệ liên tục làm nâng cao những thứ mà trợ lý ảo và smart home có thể mang lại trong công việc và cuộc sống.

Ví dụ: Bạn có thể cài cấu hình của trợ lý ảo để nhận một số lệnh chỉ riêng bạn biết để điều khiển thiết bị và nhà như chào trợ lý buổi sáng (Good morning, Alexa) và ngay lập tức cửa cuốn trong nhà được kéo lên, rèm cửa mở ra để ánh sáng vào, và nhạc nhẹ nhàng được mở qua loa bluetooth trong cùng một hành động (đây là bản setup thật tôi đang có tại nhà bây giờ).

TIPS TỪ CHUYÊN GIA

Cá nhân tôi đang sử dụng những công cụ như IFTTT (IF This Then That) để có thể tạo ra thêm các “ngữ cảnh” mới hay ho để mở rộng các tính năng thông minh cho nhà và thiết bị. Đây là một cách chủ động hơn để bạn trang bị tính năng cho trợ lý ảo và các ứng dụng liên quan của bạn.

Nhược điểm của các trợ lý ảo cho smart home

Nếu nói về mặt công nghệ và sự tiện lợi của công nghệ này trong thế giới tương lai thì rất khó có thể chê vào đâu được. Tuy nhiên, thứ gì cũng có ưu thế và bất lợi.

Giới hạn đường truyền/kết nối mạng

Dĩ nhiên, với một đường truyền Internet hay Data (4G/5G) không ổn định, chậm thì khó có thể nhận được tất cả các lợi điểm của trợ lý ảo và smart home được. Trải nghiệm virtual ở Mỹ hay Hàn Quốc thì sẽ chắc chắn nhanh và mượt mà hơn là ở Việt Nam rồi (lâu lâu không may đứt cáp nữa thì …). Không biết là trong một ngày tương lai nào đó có thể trải nghiệm này sẽ thay đổi không cần kết nối mạnh/kết nối thông qua cách khác không nhỉ?

Tổng kết

Hi vọng là bài viết này có thể cho bạn một cái nhìn mới mẻ về các virtual assistants (trợ lý ảo) và những công nghệ nhà thông minh như hỗ trợ giọng nói. Đừng quên đánh giá bài viết này nếu bạn thấy hay và cập nhật các bài viết hữu ích khác tại blog của Antshome nhé!

Thông tin liên lạc 

5/5 - (1 bình chọn)
Photo of author
Tác giả
Duong Lam
Founder, CEO @ Antshome.vn - Dịch Vụ Sửa Điện Nước Chuyên Nghiệp - Top 50 Startup Viet VNExpress 2020 | Chuyên gia kỹ thuật điện nước với kinh nghiệm khởi nghiệp 22+ năm

các bài viết liên quan

Có thể bạn sẽ thích

he-thong-den-chieu-sang-thong-minh-dieu-khien-tu-xa
Hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà là gì? Có tiện nghi như lời đồn?
Hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà là cụm từ khóa quen thuộc, đang dần trở thành xu hướng hiện đại năm 2022. ... [...]
cac-thiet-bi-thong-minh-trong-nha-dieu-khien-tu-xa
Top 6 các thiết bị thông minh trong nhà đáng đầu tư nhất
Hệ thống nhà thông minh đang dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…nhờ ... [...]
cac-thiet-bi-thong-minh-dieu-khien-tu-xa
Các thiết bị thông minh điều khiển từ xa và những lợi ích không thể ngờ 
Các thiết bị điện trong ngôi nhà truyền thống khi muốn bật/tắt hay mở cửa khóa chúng ta phải đến tận vị trí lắp ... [...]