Trợ Thủ Số 1 Cho Ngôi Nhà Bạn!

04 Cách tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng

chuyên gia

Duong Lam

Cập nhật lần cuối:

TÓM TẮT

Cách tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng, văn phòng...

Cách tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng hay văn phòng như thế nào? Đây là câu hỏi mà bạn và nhiều người khác đang quan tâm. Việc tính toán hệ thống chiếu sáng hỗ trợ tăng năng suất lao động và bảo vệ thị lực cho người lao động. Hãy cùng Antshome tìm hiểu chi tiết các cách tính toán thông dụng nhất trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao cần tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng?

cách tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng
(Tính toán hệ thống đèn hợp lý giúp bảo vệ thị lực cho người lao động và tăng năng suất lao động)

Việc tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng là việc đáp ứng các tiêu chuẩn trong chiếu sáng. Việc tính toán hệ thống đèn hỗ trợ bảo vệ thị lực và cải thiện năng suất lao động cho công nhân.

Hệ thống chiếu sáng tại các khu vực đông người như nhà xưởng, siêu thị, văn phòng… cần sự tính toán kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Yếu tố chiếu sáng cần đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về hướng sáng, độ rọi,…

2. Cách tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng

Dưới đây là một số cách thông dụng để tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng đã được nhiều kỹ thuật viên sử dụng.

2.1. Tính toán hệ thống đèn cho nhà bằng hệ số sử dụng Ksd

Đây là một trong những cách phổ biến nhất hiện nay để tính toán hệ thống chiếu sáng chung. Bởi khi sử dụng phương pháp này để tính toán, bạn không cần chú ý đến hệ số phản xạ của tường. Đây là điểm thuận lợi. Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là chỉ áp dụng với nhà xưởng có diện tích lớn hơn 10m2.

Để sử dụng cách tính này, bạn sẽ cần xác định:

  • Khoảng cách giữa các đèn L (m)
  • Chỉ số phòng
  • Tra bảng để tính hệ số sử dụng Ksd
  • Hệ số tính toán Z lấy theo kinh nghiệm Z = 0,8 ÷ 1,4

2.2. Cách tính từng điểm

Đây là cách tính toán đối với các nhà xưởng có yêu cầu ánh sáng cao. Coi đèn là một điểm sáng để áp dụng định luật bình phương khoảng cách. Theo cách này, bạn cần phải phân biệt để tính toán độ rọi đối với 3 trường hợp cụ thể:

  • Độ rọi trên mặt phẳng ngang (Eng)
  • Độ rọi trên mặt phẳng đứng(Eđ)
  • Độ rọi trên mặt phẳng nghiêng (Engh)

Trong đó độ rọi E: được tính bằng tỷ lệ giữa quang thông F (lumen) và diện tích chiếu sáng S (m2) hay là tỷ lệ giữa cường độ chiếu sáng I và bình phương khoảng cách R.

2.3. Cách tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng gần đúng

Đây là phương pháp áp dụng để tính toán chiếu sáng đối với nhà xưởng có diện tích nhỏ. Hoặc chỉ số phòng <0,5 (yêu cầu tính toán không cần chính xác).

Khi sử dụng cách tính này, bạn cần xác định 02 đơn vị tính đó là công suất (p) và diện tích cần được chiếu sáng (s). Khi đã tính được 2 đơn vị đo này chúng ta sẽ tính được công suất tổng và chọn sơ bộ số đèn công suất mỗi đèn để biết chúng ta cần bao nhiêu bóng.

Ngoài ra, khi tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng cần đáp ứng đủ 5 yêu cầu cơ bản:

  • Độ rọi phải đạt yêu cầu
  • Không tồn tại bóng tối
  • Không bị phản chiếu
  • Màu sắc trung thực
  • Không bị lóa mắt

2.4. Cách tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng gần đúng với đèn ống

Đây là cách tính sẵn với 1 phòng được chiếu sáng bởi 2 đèn ống 30W (30×2 = 60) có độ rọi định mức Eđm = 100lx, đèn 60/220 có quang thông 1230lm. Để sử dụng cách tính này, bạn cần theo các tiêu chuẩn sau:

a – chiều rộng phòng

H0 – là chiều cao của phòng

Phòng gọi là vừa khi = 2

Phòng gọi là nhỏ (hẹp) khi ≤1
Hệ số phản xạ của trần màu thẫm : ρtr=0.7;
Hệ số phản xạ của trần màu trung bình: ρtr=0.5;
Hệ số phản xạ của tường màu thẫm : ρtg=0.5;
Hệ số phản xạ của tường màu trung bình: ρtg=0.3

Hệ số an toàn: K
Khi phối quang trực xạ K = 1.3
Khi phối quan phản xạ K = 1.5
Khi chủ yếu dùng phối quang trực xạ K = 1.4

Khi dùng đèn ống có trị số độ rọi khác Eđm = 100lx thì công suất tổng các đèn cần chiếu sáng cho nhà xưởng sẽ theo tỷ lệ.

Xem thêm >> Dịch Vụ Sửa Điện Nước Tại Nhà Quận 6 TP HCM Antshome

3. Tiêu chuẩn tính toán thiết kế hệ thống chiếu sáng

Hệ thống tiêu chuẩn ánh sáng cần được lên ý tưởng thiết kế từ đầu theo tiêu chuẩn:

  • Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng áp dụng cho việc chiếu sáng không gian làm việc
  • Hệ thống đảm bảo chiếu rọi đến khu vực làm việc
  • Không để khu vực bị khuất sáng

3.1. Bố trí đèn chiếu sáng

  • Khoảng cách giữa 2 đèn = chiều dài / chiều rộng trần /số lượng đèn ước tính trên 1 hàng
  • Bố trí đèn chiếu sáng cần được lưu ý và đảm bảo

3.2. Số lượng bóng

  • Số lượng bóng sẽ tác động lớn đến ánh sáng của toàn bộ căn nhà (căn phòng)
  • Số lượng đèn = chiều dài / chiều rộng trần / khoảng cách giữa 2 đèn

3.3. Độ rọi

  • Độ rọi và phân bố độ rọi trên vùng tiếp giáp và vùng làm việc sẽ ảnh hưởng tới thị giác của người lao động. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới năng suất lao động.
  • Độ rọi tiêu chuẩn dành cho văn phòng làm việc là 400 lux

3.4. Màu sắc ánh sáng

cách tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng
(Màu sắc ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc chiếu sáng)
  • Màu ánh sáng của bóng đèn: Có 3 màu sắc ánh sáng chủ yếu: ánh sáng trắng(5500K-6700K), ánh sáng vàng(2700K-3800K) và ánh sáng trung tinh(3800K-5500K)
  • Chỉ số hoàn màu: Chỉ số hoàn màu khuyên dùng là >80Ra.

3.5. Hướng chiếu sáng

  • Hướng chiếu sáng làm rõ mọi vật trong không gian được chiếu sáng
  • Hướng chiếu sáng phù hợp giúp người nhìn giảm áp lực cho thị giác và nhìn rõ được sự vật trong không gian
  • Chiếu sáng không nên định hướng quá nhiều vì có thể tạo đổ bóng

Lời kết

Trên đây là tổng hợp một số thông tin cơ bản về “Cách tính toán hệ thống đèn cho nhà xưởng hoặc văn phòng”. Mong rằng, bài viết cũng cung cấp được thông tin bạn cần tìm. Nếu bạn có nhu cầu lắp hệ thống đèn chiếu sáng cho nhà xưởng, hãy liên hệ ngay với Antshome để được tư vấn tốt nhất!

Chúc bạn thành công!

Thông tin liên lạc 

  • Hotline: 091.692.1080
  • Giờ làm việc: 8:00AM – 9:00PM
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@antshome.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/antshome.vn

Liên hệ đặt lịch sửa chữa

Khách hàng cần sửa chữa điện nước vui lòng liên hệ Antshome. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Antshome sẽ tiếp nhận nhanh chóng yêu cầu của quý khách và điều phối thợ sửa chữa điện nước đến để xử lý trực tiếp cho khách hàng.

Đánh giá bài viết
Photo of author
Tác giả
Duong Lam
Founder, CEO @ Antshome.vn - Dịch Vụ Sửa Điện Nước Chuyên Nghiệp - Top 50 Startup Viet VNExpress 2020 | Chuyên gia kỹ thuật điện nước với kinh nghiệm khởi nghiệp 22+ năm

các bài viết liên quan

Có thể bạn sẽ thích

tiết kiệm hóa đơn điện
14 cách để tiết kiệm hóa đơn tiền điện
Việc điều chỉnh sử dụng năng lượng và tiết kiệm hóa đơn tiền điện không có nghĩa là bạn không sử dụng điện năng. ... [...]
Sự cố điện
7 dấu hiệu nhận biết nhà bạn đang gặp sự cố điện
Biết các dấu hiệu về sự cố điện có thể giúp bạn ngăn ngừa những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Nhiều ... [...]
bao-tri-dien-nuoc
3 lợi ích của việc lập kế hoạch bảo trì điện nước
Lập kế hoạch bảo trì điện nước là một quy trình quan trọng giúp các công ty, trung tâm, tòa nhà,…đảm bảo tài sản ... [...]