Trợ Thủ Số 1 Cho Ngôi Nhà Bạn!

Kiến Thức Sửa Nhà

Tại sao tường nhà bị nứt và cách khắc phục

Cập nhật lần cuối:

Tại sao tường nhà bị nứt và cách khắc phục

Sau một thời gian sử dụng, tường nhà bạn có thể sẽ bắt đầu xuất hiện các vết nứt. Mặc dù vậy, bạn cũng không phải quá lo lắng vì thông thường đây không phải là trường hợp khẩn, và chúng có thể xử lý được mà không ảnh hưởng đến an toàn của bạn. Trong bài viết này, Antshome sẽ giải thích tại sao tường nhà bị nứt và hướng dẫn bạn cách khắc phục. 

Nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt ngang

Tường nhà bị nứt
Tường nhà bị nứt ngang

Do thời tiết và nhiệt độ

Như các bạn đã biết, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nên thời tiết thường xuyên nóng ẩm. Nếu thi công dưới thời tiết quá nóng, nước trong ở vữa trát sẽ bốc hơi nhanh. Điều này khiến cho bê tông bị co ngót sớm hơn và làm tường nhà bị nứt ngang. 

Ngoài ra, nhiệt độ thay đổi giữa nóng và lạnh sẽ làm cho các vật liệu tường co lại, giãn ra theo như quy luật vật lý. Vì sự thay đổi diễn ra đột ngột nên tường sẽ bị nứt. 

Do hệ thống móng nhà yếu

Móng là thành phần cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng vì chúng chịu toàn bộ trọng lực của căn nhà và đảm bảo cho các kết cấu trường tồn theo thời gian. Nếu móng nhà yếu, các vấn đề liên quan đến kết cấu nhà sẽ dần xuất hiện và tường nhà bị nứt là một trong số đó. 

Rất nhiều gia đình phải xây nhà trên nền đất yếu, vì vậy gia công hệ thống móng phải cực kỳ vững vàng. Một khi đã hoàn thiện thì rất khó để có thể sửa chữa hay khắc phục lại móng một cách đơn giản được. 

Dấu hiệu tường nhà bị nứt do móng là nằm ở vị trí của các vết nứt đó. Mép cửa hoặc giữa tường là biểu hiện rõ ràng nhất. 

Do chất lượng sơn trát kém

Sơn trát là bước cuối cùng trong xây dựng căn nhà và nhiều người nghĩ chúng chỉ phục vụ mục đích trang trí. Tuy nhiên, chất lượng sơn trát kém là nguyên nhân phổ biến làm tường nhà bị nứt. 

Sau khi đổ bê tông xong, thay vì đợi khô đã đã trát ngay. Lớp trát sẽ nứt do co ngót không đều. Cụ thể, phía bên ngoài của lớp vữa trát dễ khô nên khô trước. Chúng sẽ ngăn cản quá trình liên kết của vữa bên trong khối xây. 

Do chịu tác động mạnh từ ngoại lực

Tác động ngoại lực có thể bao gồm búa đập mạnh hay khoan tường không cẩn thận làm tường nhà bị nứt. Điều này có thể xảy ra do bạn đang cần thi công một hạng mục nào đó cho căn nhà của mình. 

Do chất lượng bê tông không tốt

Chất lượng bê tông không tốt xuất phát từ khi xây dựng nhà. Đơn vị thi công hoặc nhà thầu đã không sử dụng loại bê tông đúng tiêu chuẩn nên không đảm bảo được độ bền trong thời gian dài. Ngoài ra, yếu tố kỹ thuật từ thợ xây cũng quan trọng. Bê tông tươi sau khi đổ không được bảo dưỡng, tưới nước đủ ẩm nên làm bê tông khô lại và rạn nứt. 

Nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt dọc

Tường nhà bị nứt dọc
tường nhà bị nứt dọc

Hầu hết nguyên nhân tường nhà bị nứt đều do chất lượng thi công không đạt yêu cầu, hãy cùng tìm hiểu sau đây: 

  • Kỹ thuật viên thi công nhà quay gạch chưa chuẩn giữa hai gian phòng, góc nhà hoặc góc gian phòng. 
  • Tường không được tưới trước khi tốt trát. Bản chất của việc tưới tường là để tường đẫm nước và khi trộn vữa thủ công, độ hút nước cao sẽ vừa đủ để đảm bảo lớp vữa bền chắc. Nếu không tưới nước, độ thủy hóa diễn ra mạnh mẽ, tường không có nước dẫn đến bị nứt. 
  • Cấp phối kém hoặc cấp phối quá nhiều.
  • Không tưới nước bảo dưỡng sau khi tô trát. Lớp vữa trong quá trình thuỷ hoá cần nước nếu không sẽ khiến bị co ngót. 
  • Tường bị chấn động liên tục trong khi đang thi công xây trát. Rung lắc khiến lớp vữa không bền chắc, gây nứt tường. 
  • Không sử dụng phụ gia sau khi tô trát. Lớp phụ gia đóng vai trò rất quan trọng giúp tăng khả năng liên kết cho vữa. 
  • Nhiệt độ cao khiến xi măng nóng lên, nếu không thi công lập tức sẽ gây co ngót và làm tường bị nứt. 
  • Khả năng chịu bê tông của cột nhà không đủ chẳng hạn như tiết diện cột nhỏ hoặc không đủ cột thép chịu nén. Đây cũng là nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt. 

Tìm hiểu thêm: Cách Sửa sàn gỗ bị phồng đơn giản – hiệu quả tại nhà

Cách xử lý tường nhà bị nứt

Đối với các vết nứt nhỏ

Các vết nứt nhỏ đa phần là do lớp vữa trát thi công không đạt. Sau đây là các bước khắc phục: 

  • Bước 1: Đục lớp vữa cũ dọc theo vết nứt chân chim trên tường. 
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, không để dầu mỡ, bụi bẩn hay các tạp chất khác bám vào. 
  • Bước 3: Tưới ẩm bề mặt bằng nước sạch. 
  • Bước 4: Trám lại bằng xi măng và cát mịn. 
  • Bước 5: Đợi khô trong 7-10 ngày rồi tô sơn trát lại lên tường. 

Đối với các vết nứt lớn

Các vết nứt lớn vô cùng nguy hiểm vì chúng có thể lan ra rất nhanh và ảnh hưởng đến kết cấu của khu vực khác. Sau đây là các bước thực hiện: 

  • Bước 1: Làm sạch khu vực bề mặt có vết nứt. 
  • Bước 2: Trám vữa các vết nứt để tạo độ phẳng. 
  • Bước 3: Trát một lớp bột phủ lên bề mặt. 
  • Bước 4: Tô lớp sơn chống thấm lên bề mặt. 

Đối với các vết nứt sâu

Các vết nứt sâu liên quan nhiều đến kỹ thuật xây dựng. Tường bị nứt sâu rất nguy hiểm và có thể kéo theo gạch cũng bị rạn nứt. Bạn nên lập tức gọi kỹ thuật viên chuyên nghiệp đến kiểm tra. 

Kết

Qua bài viết này, Antshome hi vọng bạn đọc đã có thể hiểu hơn về nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị nứt và tìm cho mình được giải pháp hữu hiệu. Tự sửa tường nhà là công việc đòi hỏi chuyên môn nên Antshome không khuyến khích các bạn thực hành, thay vào đó hãy gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được giải quyết triệt để. 

Thông tin liên lạc 

Liên hệ đặt lịch sửa chữa

Khách hàng cần sửa chữa điện nước vui lòng liên hệ Antshome. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Antshome sẽ tiếp nhận nhanh chóng yêu cầu của quý khách và điều phối thợ sửa chữa điện nước đến để xử lý trực tiếp cho khách hàng.

Đánh giá bài viết
Photo of author
Tác giả
Duong Lam
Founder, CEO @ Antshome.vn - Dịch Vụ Sửa Điện Nước Chuyên Nghiệp - Top 50 Startup Viet VNExpress 2020 | Chuyên gia kỹ thuật điện nước với kinh nghiệm khởi nghiệp 22+ năm