Bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp máy lạnh không lạnh dù bạn có hạ thấp nhiệt độ đến mức thấp nhất? Nếu vấn đề này xảy ra vào những ngày hè nóng bức, chắc chắn sẽ gây cho bạn rất nhiều phiền toái. Có nhiều nguyên nhân khiến máy lạnh không lạnh, bao gồm cả lỗi kỹ thuật và lỗi con người. Hãy cùng Antshome tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân khiến máy lạnh không lạnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến máy lạnh không lạnh, hoặc hoạt động kém hiệu quả. Antshome đã đưa ra 10 nguyên nhân bên dưới, bạn đọc hãy tham khảo.
1. Màng lọc dàn lạnh bám bẩn

Màng lọc được đặt bên trong dàn lạnh với chức năng lọc sạch bụi bẩn và các tác nhân độc hại trong không khí khác để mang lại làn không khí sạch cho người dùng. Khi màng lọc bị bám bẩn, luồng không khí sẽ bị chặn lại và dẫn đến khả năng làm mát sẽ bị suy giảm. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, máy lạnh có thể tự động ngắt hoàn toàn.
Vệ sinh màng lọc dàn lạnh cần được thực hiện 1-2 tháng/lần. Nếu nhà bạn nuôi thú cưng nhiều lông, nhà bạn nằm ở khu vực có nhiều bụi bặm hay tần suất sử dụng máy lạnh của nhà bạn cao, bạn cần đặc biệt lưu ý thay màng lọc đều đặn. Trong trường hợp bạn đã vệ sinh màng lọc kỹ càng mà tình trạng vẫn chưa cải thiện thì lỗi có thể nằm ở vị trí khác.
Tìm hiểu thêm: Các bước tự vệ sinh màng lọc không khí máy lạnh tại nhà
2. Coil dàn nóng bám bẩn

Máy lạnh không đủ lạnh có thể xuất phát từ vấn đề coil dàn nóng bị bám bẩn. Dàn nóng có nhiệm vụ đẩy khí nóng ra ngoài và nếu bộ coil bị bám bẩn sẽ ảnh hưởng đến chức năng nay. Coil càng bẩn thì máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn để đạt mức độ lạnh yêu cầu và khả năng làm lạnh giảm sút.
3. Máy nén bị hỏng

Máy nén là bộ phận quan trọng của máy lạnh, chịu trách nhiệm làm lạnh chính. Máy nén bao gồm động cơ giúp nén môi chất làm lạnh và dẫn chất này qua dàn bay hơi và dàn ngưng tụ. Nếu máy nén bị hỏng, máy lạnh vẫn có thể hoạt động bình thường nhưng không khí không được làm mát.
4. Máy lạnh không được vệ sinh

Máy lạnh bám nhiều bụi bẩn sẽ khiến cho không khí lạnh không thể thoát ra được. Ngoài khả năng làm lạnh suy giảm, chúng còn dẫn đến hóa đơn tiền điện của nhà bạn tăng cao. Sau đây là khuyến cáo của Antshome đối với việc vệ sinh máy lạnh định kỳ:
- Đối với máy lạnh tại hộ gia đình: Trong trường hợp máy lạnh chạy cả ngày, bạn cần vệ sinh từ 3 – 4 tháng/lần, còn chỉ chạy mỗi tối thì nên vệ sinh 6 tháng/lần.
- Đối với máy lạnh tại văn phòng, khách sạn: Trung bình 3 tháng/lần hoặc trong môi trường bụi bặm nhiều thì từ 1 – 2 tháng/lần.
- Đối với máy lạnh tại xí nghiệp, công xưởng: Tần suất sử dụng tại các địa điểm này cao nên Antshome khuyến cáo nên vệ sinh 1 tháng/lần.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ vệ sinh máy lạnh bao sạch chỉ 30 phút
5. Thiếu gas hoặc rò rỉ gas

khí gas hay môi chất làm lạnh là một thành phần không thể thiếu khi làm lạnh. Khí gas lưu thông đến dàn lạnh, làm mát không khí chạy qua nó và cuối cùng đẩy không khí lạnh vào phòng. Do đó, khi lượng khí gas không đủ, máy lạnh sẽ không thể làm mát. Lượng khí gas không đủ có thể do thiếu hụt gas trong đường ống hoặc đường ống dẫn gas bị rò rỉ. Trường hợp này, bạn nên gọi thợ chuyên nghiệp đến bơm gas. Nếu bạn để máy lạnh chạy trong thời gian với lượng khí gas không đủ sẽ làm hỏng máy nén và khiến máy lạnh dừng đột ngột.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ bơm gas máy lạnh Antshome
6. Hỏng tụ điện, bảng mạch

Tụ điện hay bảng mạch hỏng sẽ biến máy lạnh thành một chiếc quạt gió thông thường. Có nhiều nguyên nhân làm hư tụ điện, bảng mạch như thời tiết quá nắng nóng, máy lạnh bị quá tải hay hoạt động ở nhiệt độ thấp (dưới 20℃) trong thời gian dài. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tắt máy lạnh và gọi thợ sửa máy lạnh đến kiểm tra. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh bảng mạch định kỳ để ngăn chặn côn trùng, nhện làm tổ gây chập cháy bảng mạch.
7. Bộ cảm biến nhiệt bị hỏng

Bộ cảm biến nhiệt (thermostat) là bộ phận cảm nhận nhiệt độ trong phòng để báo hiệu cho máy nén hoạt động hay dừng lại. Khi bộ cảm biến nhiệt bị hỏng máy lạnh sẽ không làm lạnh hoặc làm lạnh liên tục.
8. Dàn bay hơi bị đóng băng

Dàn lạnh bên trong nhà bạn sẽ bao gồm một cuộn dây bay hơi. Không khí nóng trong phòng sẽ đi qua cuộn dây bay hơi để loại bỏ hơi nóng và ẩm ướt, sau đó không khí lạnh sẽ được điều hòa vào lại trong phòng. Nếu cuộn dây bay hơi bị đóng băng, máy lạnh sẽ không thể làm lạnh. Những dấu hiệu dàn bay hơi bị đóng băng:
- Máy lạnh không lạnh.
- Hóa đơn tiền điện tăng cao.
- Dàn lạnh bị chảy nước.
- Ở những trường hợp nghiêm trọng, băng giá xuất hiện ở đường ống dẫn môi chất làm lạnh và ngoài dàn nóng.
Xử lý dàn bay hơi bị đóng băng rất phức tạp nên bạn hãy gọi thợ sửa máy lạnh chuyên nghiệp đến kiểm tra.
Tìm hiểu thêm: Tại sao máy lạnh bị chảy nước?
9. Đặt sai chế độ làm lạnh

Máy lạnh không lạnh có thể do bạn đặt sai chế độ làm lạnh trong remote điều khiển. Các chế độ phổ biến của máy lạnh bao gồm:
- Cool: Chế độ làm lạnh hiệu suất cao, có hình bông tuyết.
- Auto: Chế độ làm lạnh tự động tiết kiệm điện năng.
- Dry: Chế độ giảm độ ẩm trong phòng, có hình giọt nước.
- Heat: Chế độ sưởi, có hình mặt trời.
10. Sử dụng máy lạnh không đúng công suất

Mỗi loại máy lạnh có công suất riêng phù hợp với mục đích sử dụng của máy. Nếu lắp máy lạnh có công suất nhỏ hơn, phòng sẽ không thể được làm mát và máy lạnh sẽ hư tổn nhanh. Còn đối với máy lạnh có công suất lớn hơn sẽ gây lãng phí điện năng.
Bạn có thể thử áp dụng cách tính công suất như sau:
1m2 sẽ tương đương với 600 BTU (đơn vị đo lường của Anh), trong đó 1 HP (ngựa) = 9000 BTU.
Như vậy 1m2 = 600BTU = 0.067 HP
Diện tích | Công suất |
15 m2 | 1 HP |
30 m2 | 2 HP |
45 m2 | 3 HP |
Những câu hỏi thường gặp
Các câu hỏi:
Chi phí sửa máy lạnh không lạnh là bao nhiêu?
Có nhiều nguyên nhân khiến máy lạnh không lạnh. Vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp sẽ có mức giá sửa chữa khác nhau. Để được báo giá cụ thể, bạn có thể gọi đến số hotline 0916921080 để được tư vấn chi tiết nhất. Ngoài ra, Antshome còn hỗ trợ khảo sát tận nhà cho quý khách hàng.
Sửa máy máy tại Antshome có bảo hành không?
Mọi công việc sửa chữa tại Antshome sẽ nhận được chế độ bảo hành tương ứng có thể lên đến 3 tháng. Sau khi sửa chữa, quý khách hàng sẽ nhận được phiếu bảo hành từ kỹ thuật viên.
Mất bao lâu để kỹ thuật viên Antshome đến sửa máy lạnh?
Antshome có 18 chi nhánh khắp TPHCM, sẵn sàng có mặt tại nhà quý khách chỉ 20 phút sau khi nhận được cuộc gọi.
Khi nào nên vệ sinh máy lạnh?
Theo các chuyên gia, máy lạnh cần vệ sinh định kỳ và gia đình nên tuân theo các khuyến cáo sau đây:
– Đối với máy lạnh tại hộ gia đình: Trong trường hợp máy lạnh chạy cả ngày, bạn cần vệ sinh từ 3 – 4 tháng/lần, còn chỉ chạy mỗi tối thì nên vệ sinh 6 tháng/lần.
– Đối với máy lạnh tại văn phòng, khách sạn: Trung bình 3 tháng/lần hoặc trong môi trường bụi bặm nhiều thì từ 1 – 2 tháng/lần.
– Đối với máy lạnh tại xí nghiệp, công xưởng: Tần suất sử dụng tại các địa điểm này cao nên Antshome khuyến cáo nên vệ sinh 1 tháng/lần.
Trước khi bước vào mùa hè cao điểm, bạn cũng nên vệ sinh máy lạnh để hạn chế các tác nhân gây bệnh đường hô hấp và làm mát hiệu quả hơn.
Chi phí vệ sinh máy lạnh là bao nhiêu?
Vệ sinh máy lạnh treo tường:
– 1-2 bộ: từ 250,000đ/bộ
– 3-5 bộ: từ 220,000đ/bộ
– từ 6 bộ: từ 200,000đ/bộ
*Áp dụng cho các loại máy lạnh công suất từ 1HP – 2.5HP. Giá có thể thay đổi nếu phát sinh hỏng hóc.
Vệ sinh máy lạnh âm trần:
– 1-2 bộ: từ 500,000đ/bộ
– 3-5 bộ: từ 450,000đ/bộ
– từ 6 bộ: từ 400,000đ/bộ
*Áp dụng cho các loại máy lạnh công suất từ 2.5HP – 5HP. Giá có thể thay đổi nếu phát sinh hỏng hóc.
Vệ sinh máy lạnh mẹ bồng con: từ 400.000đ
*Giá có thể tùy thuộc vào độ phức tạp khi thi công
Vệ sinh máy lạnh tủ đứng, máy lạnh cây:
– 1-5 bộ: từ 250,000đ/bộ
– từ 5 bộ: từ 200,000đ/bộ
*Giá có thể tùy thuộc vào độ phức tạp khi thi công
Vệ sinh máy lạnh áp trần: từ 600,000đ/bộ
*Giá có thể tùy thuộc vào độ phức tạp khi thi công
Tâm lý chúng ta khi máy lạnh không lạnh đó là muốn hạ xuống nhiệt độ xuống thấp nhất để máy có thể làm lạnh tốt hơn. Tuy nhiên, Antshome khuyên bạn không nên làm như vậy vì chúng có thể làm hỏng hóc bên trong máy lạnh (nếu có) thêm trầm trọng hơn. Trong trường hợp bạn để ý thấy khả năng làm lạnh của máy lạnh nhà mình suy giảm, hãy tắt máy và tìm hiểu nguyên nhân trước tiên. Tốt nhất, bạn hãy gọi thợ sửa máy lạnh chuyên nghiệp đến kiểm tra và khắc phục nhanh chóng.
6. Chi phí vệ sinh máy lạnh là bao nhiêu?
– 1-2 bộ: từ 250,000đ/bộ
– 3-5 bộ: từ 220,000đ/bộ
– từ 6 bộ: từ 200,000đ/bộ
*Áp dụng cho các loại máy lạnh công suất từ 1HP – 2.5HP. Giá có thể thay đổi nếu phát sinh hỏng hóc.
Vệ sinh máy lạnh âm trần:
– 1-2 bộ: từ 500,000đ/bộ
– 3-5 bộ: từ 450,000đ/bộ
– từ 6 bộ: từ 400,000đ/bộ
*Áp dụng cho các loại máy lạnh công suất từ 2.5HP – 5HP. Giá có thể thay đổi nếu phát sinh hỏng hóc.
Vệ sinh máy lạnh mẹ bồng con: từ 400.000đ
*Giá có thể tùy thuộc vào độ phức tạp khi thi công
Vệ sinh máy lạnh tủ đứng, máy lạnh cây:
– 1-5 bộ: từ 250,000đ/bộ
– từ 5 bộ: từ 200,000đ/bộ
*Giá có thể tùy thuộc vào độ phức tạp khi thi công
Vệ sinh máy lạnh áp trần: từ 600,000đ/bộ
*Giá có thể tùy thuộc vào độ phức tạp khi thi công