Nhiều người đang có câu hỏi giống như bạn “nên dùng bính nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp?”. Mỗi kiểu thiết kế bình nóng lạnh đều có công dụng, ưu và nhược điểm khác nhau.
Hãy cùng Antshome tìm hiểu về các ưu/nhược điểm này của từng loại thiết kế bình nóng lạnh để có quyết định chính xác nhé.
1. Bình nóng lạnh trực tiếp
1.1. Bình nóng lạnh trực tiếp là gì?

Bình nóng lạnh trực tiếp là loại máy nước nóng có thiết kế nhỏ gọn. Máy có thể làm nóng nước đến khoảng 55 độ C. Máy làm nóng nước trực tiếp hoạt động dựa trên cơ chế làm nóng bằng điện trở. Sau khi làm nóng thanh điện trở, nước sẽ nóng lên vào đưa trực tiếp vào vòi. Vì thế, bạn có thể sử dụng ngay mà không cần dự trữ nước.
Cấu tạo của bình nóng lạnh trực tiếp gồm:
- Phần ngoài: vỏ máy, vòi sen, nút điều chỉnh, cầu giao chống giật ELCB, van điều chỉnh lưu lượng nước, van khóa nước, đèn báo, giá đỡ vòi sen..
- Phần trong: cảm biến nhiệt độ nước, cảm biến lưu lượng nước, bộ lọc, thanh ma-giê, rơ-le nhiệt, thanh điện trở, đường nước nóng lạnh…
1.2. Đặc điểm của bình nóng lạnh trực tiếp
Bình nóng lạnh trực tiếp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cụ thể:
1.2.1. Ưu điểm
- Có nước nóng nhanh ngay lập tức do máy làm nóng theo cơ chế nóng trực tiếp không cần qua bình chứa
- Dạng máy này thường có kích thước nhỏ gọn, lắp đặt đơn giản, dễ dàng
- Mẫu mã đa dạng, thiết kế đẹp và nhiều hãng phân phối trên thị trường
- Máy tích hợp nhiều cơ chế bảo vệ an toàn như hệ thống cách ly dòng điện, cảm biến nhiệt, cảm biến lưu lượng nước…
1.2.2. Nhược điểm
- Khi lắp bình nóng lạnh trực tiếp cần đảm bảo áp lực nước lớn đủ và điện áp ổn định
- Máy chỉ làm nóng được tới 55 độ C. Nên ở trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá lạnh sẽ không đủ nóng.
3. Bình nóng lạnh gián tiếp
3.1. Bình nóng lạnh gián tiếp là gì?

Ngược lại với bình nóng lạnh trực tiếp, bình nóng lạnh gián tiếp cần từ 10-15 phút để làm nóng nước. Loại bình này thưởng sở hữu thiết kế kích thước lớn cùng hệ thống nước ra vào riêng. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của bình nóng lạnh gián tiếp là có bình chứa nước lớn có thể chứa được nhiều nước nóng hơn.
Máy làm nóng dựa trên cơ chế pha nước lạnh với nước nóng. Chỉ làm sôi một lần là cả gia đình có thể sử dụng nhiều lần.
Bình nóng lạnh gián tiếp cũng có cấu tạo tương tự như bình nóng lạnh trực tiếp. Ngoài ra, bình vẫn được trang bị đầy đủ các tính năng an toàn cho người dùng như cảm biến nhiệt, cảm biến lượng nước hay ELCB chống giật.
3.2. Đặc điểm của bình nóng lạnh gián tiếp
3.2.1. Ưu điểm
- Chỉ cần một máy lớn có thể sử dụng cho toàn bộ đường nước trong nhà như bồn rửa bát, bồn tắm…
- Có thể lắp âm tường tiết kiệm diện tích và tăng thẩm mỹ cho không gian
- Có thể lắp đặt tại nơi có nhiệt độ môi trường thấp
- Tích hợp bình chứa dung tích lớn, chỉ cần đun một lần là có thể sử dụng nhiều lần
3.2.2. Nhược điểm
- Cần 10-15 phút để bình làm nóng nước mới có thể sử dụng
- Cần mua thêm vòi chia nóng lạnh từ 300.000đ – 1.000.000đ
- Máy có kích thước lớn nên việc lắp đặt sẽ phức tạp hơn so với bình nóng lạnh trực tiếp
Tìm hiểu thêm: Thợ Sửa Ống Nước Quận 7, TP. Hồ Chí Minh – Antshome
4. Nên dùng bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp?
Để lựa chọn loại bình nóng lạnh phù hợp, bạn có thể tham khảo bảng so sánh hai loại bình nước nóng dưới đây.
Tiêu chí | Máy nước nóng trực tiếp | Máy nước nóng gián tiếp |
Thời gian làm nóng | Làm nóng nhanh gần như ngay lập tức | Cần chờ máy làm nóng từ 15 – 30 phút. |
Công suất tiêu thụ điện | Công suất tiêu thụ điện thường từ 3.5 – 5.5 kWh tùy theo mật độ sử dụng | Công suất khoảng 2 kWh, còn tùy theo nhu cầu sử dụng. |
Kích cỡ | Nhỏ gọn | Kích thước lớn hơn nhiều so với bình nóng lạnh trực tiếp |
Điều kiện lắp đặt | Nơi có áp lực nước lớn và điện áp đủ mạnh. Nhiệt độ môi trường lạnh vừa | Không cần áp lực nước lớn hay điện áp ổn định. Nhiệt độ môi trường thấp vẫn có thể sử dụng |
Giá | Từ 1.5 – 5 triệu | Khoảng từ 2 triệu – 4.5 triệu |
Qua bảng so sánh này, bạn đã ít nhiều đánh giá được nhu cầu sử dụng của mình phù hợp với loại bình nào. Nếu vẫn còn lăn tăn, hãy cùng tham khảo gợi ý tiếp theo từ Antshome ngay dưới đây nhé.

Gợi ý lựa chọn bình nóng lạnh phù hợp với nhu cầu
- Nếu phòng tắm có diện tích nhỏ, không có tường bê tông trống thì nên chọn bình nóng lạnh trực tiếp để tiết kiệm không gian.
- Nếu bạn muốn sử dụng cho mọi khu vực trong nhà, thì nên ưu tiên chọn bình nóng lạnh gián tiếp
- Nếu khu vực bạn đang sống có nhiệt độ quá thấp thì nên sử dụng bình nóng lạnh gián tiếp
- Nếu khu vực bạn sinh sống có áp lực nước yếu thì có thể lắp đặt thêm máy bơm trợ lực cho bình nóng lạnh
- Với gia đình có đông thành viên (trên 5 người) thì nên dùng bình nóng lạnh gián tiếp để tiết kiệm điện
- Nếu gia đình nhỏ ít người, mật độ sử dụng thấp thì nên lắp đặt máy nước nóng trực tiếp để tiết kiệm chi phí
Lời kết
Trên đây là tổng hợp thông tin trả lời cho câu hỏi “nên dùng bình nóng lạnh trực tiếp hay gián tiếp?”. Mong rằng bạn đã tìm kiếm được câu trả lời mình với bài viết này.
Chúc bạn thành công!
Thông tin liên lạc
- Hotline: 091.692.1080
- Giờ làm việc: 8:00AM – 9:00PM
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@antshome.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/antshome.vn
Liên hệ đặt lịch sửa chữa
Khách hàng cần sửa chữa điện nước vui lòng liên hệ Antshome. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Antshome sẽ tiếp nhận nhanh chóng yêu cầu của quý khách và điều phối thợ sửa chữa điện nước đến để xử lý trực tiếp cho khách hàng.