Thông tin cần biết về hiện tượng đoản mạch. Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý khi gặp hiện tượng này là thế nào? Cùng Antshome tìm hiểu kỹ lưỡng qua bài viết bên dưới nhé.
Hiện tượng đoản mạch là gì?

Đoản mạch (hay ngắn mạch) là khi dòng kết nối bất thường giữa hai nút mạch điện ở các điện áp khác nhau. Trường hợp này dẫn đến dòng điện có cường độ quá mức chạy qua mạch điện gây hư hỏng, cháy nổ. Hiện tượng đoản mạch về cơ bản xảy ra do sử dụng dây dẫn có điện trở quá nhỏ để nối hai cực của một nguồn điện. Khi đó, dòng điện có cường độ quá tải sẽ dẫn tới chập, cháy, nổ.
1. Định nghĩa đơn giản
Về bản chất vật lý, điện lúc nào cũng muốn đi về lòng đất. Giả sử bạn có một cái ống nước đi từ điểm A đến B và ngược lại mượt mà. Nếu có một lỗ hổng hay gì, thì số nước đó sẽ bị ảnh hưởng.
Điện cũng như vậy. Nếu điện không thể đi lại đúng ý theo đường dẫn khi có đường hở, như vậy sẽ rò rỉ điện, vì điện sẽ muốn trở về đất và đường tắt ngắn nhất là thông qua lỗ hở. Đây chính là đoản mạch/ngắn mạch.
2. Định nghĩa phức tạp
Nguyên nhân dẫn đến lỗ hở từ ngắn mạch xuất phát từ việc dây điện tạo nên một đường đi với ít điện trở hơn đường dây điện đã đấu ban đầu. Khi một thiết bị điện gặp trục trặc do lắp đặt đi dây sai kỹ thuật hoặc do dây không được tốt, những dây điện đồng sẽ chạm những thứ gần nhất với rào cản ít nhất, như một miếng ốp sắt trong tủ điện.
Nếu không may mắn thay vì miếng ốp sắt mà là tay bạn, thì bạn sẽ bị giật điện. Hãy cẩn thận khi sửa chữa thiết bị điện và tắt các cầu dao, cầu chì cung cấp nguồn điện để đảm bảo an toàn, đồng thời trang bị những công cụ làm việc như găng tay cao su.
Cách nhận biết hiện tượng đoản mạch
Các cách nhận biết hiện tượng đoản mạch:
1. Dấu hiệu nhận biết
Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, điện trở bị giảm xuống đột ngột. Lúc này, một lượng lớn dòng điện chạy qua bất ngờ gây ra sự cố chập điện. Bạn có thể nghe được tiếng lách tách nổ và lửa bùng lên.
Dấu hiệu nhận biết lớn nhất cho việc này là lúc CB (cầu dao tổng) bị cúp liên tục. Tuy nhiên, nhiều vấn đề điện khác cũng có thể làm cho cầu dao bị cúp, nên tốt nhất hãy chỉ nên nghi ngờ và tìm hiểu thêm từ từ về nguyên nhân chính để đưa ra phán đoán chính xác (để sửa đúng vấn đề dứt điểm).
Đoản mạch KHÔNG PHẢI quá tải!
Một trong những tình trạng mà Antshome thường gặp là khách hàng được thợ điện lắp đặt trước đó hay chung cư quản lý lắp đặt sai, và khi xảy ra tình trạng thì họ sẽ đổ lỗi cho khách là do dùng điện bị quá tải trong khi vấn đề thực chất nằm ở việc lắp đặt sai từ ban đầu để hở làm cho bị chập và đoản mạch. Hãy là người tiêu dùng thông minh và nghiên cứu kỹ.
Ví dụ: Sử dụng dòng máy bơm nước công suất 450W trong khi đường dây diện chỉ chịu tải được tối đa 400W. Trong quá trình sử dụng, dòng điện quá tải khiến dây điện bị nóng lên. Khi dây nóng lên, lớp vỏ cách điện bị nóng chảy khiến 2 dây diện cực dương chạm vào dây trung tính. Lúc này, hiện tượng đoản mạch xảy ra gây chảy nổ và tiếng nổ phát ra.
Xem thêm >> Dịch Vụ Sửa Điện Nước Quận 4 TP. Hồ Chí Minh Antshome
2. Những nơi hay xảy ra hiện tượng đoản mạch
- Nơi có hệ thống điện đã bị xuống cấp
- Căn hộ/nhà ở cũ thường xuyên bị ẩm, lụt lội do thời tiết dễ dẫn trới trình trạng đoản mạch
3. Các loại ngắn mạch thông thường
Như đã nói trên, hiện tượng đoản mạch (hay ngắn mạch) xảy ra khi đường dây bị đấu lỗi và chập. Tuy nhiên, có đến 2 trường hợp có thể cho là đoản mạch.
Trường hợp 1: Ngắn mạch
Khi xảy ra tình trạng hở điện, dây nóng/dây nhiệt chạm vào dây trung hoà/dây trung tính dẫn đến một nguồn điện lớn bất ngờ sẽ tạo ra tiếng chạm nổ và thậm chí bắn lửa và ra khói.
Trường hợp 2: Lỗi nối đất
Cũng tương tự, nếu việc đoản mạch xảy ra nhưng là dây nhiệt chạm với một phần thiết bị đã được nối đất thì cũng tạo ra việc chạm do nguồn điện bất ngờ. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ ít khả năng gây ra cháy nổ hơn, nhưng vẫn tiềm tàng nguy cơ giật điện.
Nguyên nhân và cách khắc phục đoản mạch

Khi gặp hiện tượng đoản mạch, bạn cần nhanh chóng rút toàn bộ các thiết bị trong nhà để tránh nguy hiểm và tổn thất.
Tiếp theo, cần xác định nguyên nhân gây ra sự cố đoản mạch
1. Nguyên nhân của hiện tượng đoản mạch
- Dây nối lỏng: Các mối nối trong khi đấu dây bị lỏng khiến dây sống và dây trung tính dính vào nhau. Lúc này bạn cần kiểm tra và xử lý kết nối dây lỏng để hạn chế nguy cơ xảy ra đoản mạch. Tốt nhất là bạn nên nhờ thợ điện chuyên nghiệp xử lý để đảm bảo an toàn.
- Lớp vỏ cách điện của dây bị hư hỏng/lỗi: Nguyên nhân do lớp cách điện của dây đã bị hư hỏng do tác động bên ngoài như chuột bọ gặm nhấm, vật sắc nhọn..
- Lỗi thiết bị điện: Khi một thiết bị điện được cắm dây vào ổ điện, lúc này hệ thống dây của thiết bị trở thành hệ thống điện mở rộng của nguồn chính. Nếu thiết bị điện bị lỗi, thì có thể gây ra sự cố đoản mạch do các thiết bị này đã cũ/hỏng. Bạn nên thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện khi thời gian dài không sử dụng hoặc thiết bị đã cũ.
- Phích cắm điện không tương thích với ổ cắm do quá lỏng, hoặc quá chật cũng dễ dẫn tới tình trạng hở điện gây chập cháy
2. Hiện tượng đoản mạch nguy hiểm như thế nào?

- Có thể gây hỏa hoạn, cháy nổ do chập cháy nguồn điện
- Thiết bị điện bị hư hỏng khi sử dụng điện
- Có thể gây hư hỏng toàn bộ hệ thống, bo mạch, linh kiện các thiết bị như tủ lạnh, điều hòa, tivi., bình nước nóng…
Toàn bộ các hiện tượng này khi đoản mạch đều ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người nếu không may ở gần nguồn điện. Hoặc làm hư hại các vật dụng đang sử dụng điện, từ đó gây tốn chi phí và mất an toàn trong cuộc sống.
Để tránh những nguy hiểm tiềm tàng do đoản mạch, bạn hãy phòng tránh tình trạng này xảy ra bằng một số cách dưới đây.
3. Cách phòng tránh hiện tượng đoản mạch
Dưới đây là gợi ý một số cách đề phòng hiện tượng đoạn mạch gây nguy hiểm cho con người:
- Rút toàn bộ phích cắm của các thiết bị điện nếu không sử dụng
- Mỗi thiết bị nên dùng công tắc riêng
- Dùng dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với dòng điện
- Hệ thống điện trong gia đình tránh lắp ở các nơi dễ bắt lửa, nhiệt độ cao, hay gặp nhiều va đập cơ học..hoặc các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của nguồn điện.
- Mắc nối cầu chì và áp tô mát với mạch điện để tự ngắt điện khi dòng diện tăng cao bất thường
- Dây diện trần dùng bên ngoài nhà cách nhau khoảng 0,25m
- Các mối nối vào thiết bị cần dùng dính quấn kít, không được để hở
Đối với các kỹ thuật viên/thợ điện mà nói, cách tốt nhất để xử lý đoản mạch là không bao giờ để bị đoản mạch! Điều ngày nghĩa là khi lắp đặt, những thợ chuyên nghiệp có rất nhiều tiêu chí kỹ thuật rõ ràng cần phải tuân theo khi lắp đặt đi đường dây điện. Trong thế giới kỹ thuật điện, phòng ngừa tuyệt đối được ưu tiên hơn chữa trị (như y học hay phòng cháy chữa cháy vậy).
Cách sửa chữa xử lý ngắn mạch (đoản mạch)
Mặc dù phòng tốt hơn chữa, nhưng khi xảy ra các tình trạng đoản mạch thì chúng ta sẽ vẫn có cách giải quyết phù hợp.
Bước 1: Dò tìm vị trí cầu dao bị cúp
Hãy tìm đến tủ điện tổng của nhà và tìm cục CB nào đã bị gặt xuống chế độ TẮT (OFF). Tuỳ theo thương hiệu CB mà bạn đã mua, một số nhà sản xuất có lắp bảng màu đi kèm màu đỏ/màu cam để dễ tìm. Khi bạn đã tìm được, đừng vội mở CB lên lại ngay trước khi dò tìm thêm về các đường dây điện.
Một số nhà chung cư không có tủ điện riêng trong nhà, lúc này thì bạn hãy liên hệ quản lý toà nhà hoặc chủ nhà để có khả năng vào tủ điện.
Bước 2: Tìm kiếm vị trí hở mạch
Để phán đoán được đúng nguyên nhân thì chúng ta phải xem xét tổng quan tất cả mọi thứ để có thể sửa chữa kịp thời.
Nếu nguyên nhân đến từ dây điện thiết bị trong nhà: kiểm tra các thiết bị điện gia đụng và xem có dây dẫn nào nối đến CB đã bị cúp hay không. Bạn hãy tháo dây của thiết bị đó ra (nếu có) thật cẩn thận và mở lại tất cả cầu dao, bao gồm cầu dao bị cúp. Khi mọi thứ hoạt động bình thường trở lại (không bị cúp lại), thì nguyên nhân gốc sẽ là thiết bị điện đó.
Nếu nguyên nhân đến từ ổ cắm/công tắc: tương tự như trên, bạn cũng sẽ phải để cầu dao tắt và thử rút các dây đang kết nối với các ổ cắm trong nhà và kiểm tra từng đợt để dò xem có thủ phạm nào không. Bạn cũng sẽ phải lặp lại y chang đối với các công tắc đèn để tìm đúng vị trí đoản mạch.
Bước 3: Thay thế dây điện/dây thiết bị/thiết bị hỏng
Khi đã nắm được vị trí chính xác của vấn đề, điều bạn cần làm là thay phần hư hỏng đó. Bạn sẽ cần mua dây mới (độ dài phù hợp), cắt bỏ phần hỏng, và hàn lại phần dây mới vào. Sau đó, nối lại về CB hoặc phích cắm/công tắc/thiết bị bị hư.
Bước 4: Kiểm tra tổng quát
Sau khi hoàn thành mọi thứ, hãy mở lại CB và kiểm tra xem mọi thiết bị điện trong nhà đã hoạt động lại hay chưa và CB đã ổn định (không bị cúp lại). Nếu đã bình thường trở lại, bạn đã thành công.
Một số thiết bị bảo vệ đoản mạch
Để giảm nguy cơ đoản mạch dễ dẫn tới cháy, chập điện trong khi sử dụng, bạn nên sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như cầu dao, aptomat, cầu chì.. Các thiết bị này có công dụng bảo vệ dòng điện, tránh dòng điện quá tải hoặc đoản mạch. Cụ thể:
1. CB (Aptomat)

CB là từ viết tắt tiếng Anh là Circuit Breaker, người Việt hay gọi là Aptomat. Cb có chức năng bảo vệ quá tải và đoản mạch trong hệ thống điện. Một số loại CB còn có thể chống rò điện được gọi là CB chống rò hoặc CB chống giật.
2. Khởi động từ (Contactor)

Khởi động từ (hay Contactor) là khí cụ điện hạ áp. Khởi động từ thực hiện việc đóng ngắt thường xuyên các mạch điện động lực. Nhờ có Khởi động từ, ta có thể điều khiển các thiết bị động cơ như động cơ, hệ thống chiếu sáng, tụ bù.. bằng chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa. Trên thị trường hiện nay, thông dụng nhất là loại Khởi động từ điện từ (Contactor điện từ). Ngoài ra, còn có các loại Khởi động từ cơ cấu khí động hoặc cơ cấu thủy lực.
3. Rơ-le nhiệt

Rơ-le nhiệt (Role nhiệt) có công dụng bảo vệ mạch điện và động cơ khỏi bị quá tải. Rơ-le nhiệt có chức năng đóng cắt tiếp điểm nhờ co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại. Rơ-le nhiệt thường được dùng kết hợp với Khởi động từ (Contactor).
4. Bảo vệ mất pha

Bảo vệ mất pha là thiết bị giúp giảm nguy cơ mất pha điện. Bảo vệ mất pha có chức năng chính là giám sát pha điện, cảnh báo đến thiết bị khác hoặc ngắt nguồn tải động cơ tự động. Các chứng năng cụ thể của Bảo vệ mất pha như sau:
- Tránh nguy cơ cháy nổ, hư hỏng thiết bị như động cơ, máy bơm,..
- Tránh sụt áp
- Tránh quá áp
- Tránh lệch áp hoặc chênh áp
Các câu hỏi thường gặp
Các câu hỏi:
Làm sao để biết nhà tôi bị đoản mạch?
CB bị cúp là dấu hiệu dễ nhất. Tuy nhiên, nhiều vấn đề điện khác như quá tải hay cúp điện toàn khu phố cũng có thể làm cho CB bị cúp. Hãy tìm hiểu kỹ khi nhìn vào tủ điện và các thiết bị điện của mình để tìm đúng gốc gác vấn đề để sửa.
Tự sửa đoản mạch có dễ không?
Nếu đủ tự tin và trang bị đầy đủ kiến thức và dụng cụ phù hợp trước khi làm thì bạn hoàn toàn có thể tự làm được. Nhưng kể cả vậy, công việc này sẽ khá tốn công sức (khi dò tìm và sửa chữa) cũng như có một số nguy hiểm tiềm tàng. Antshome luôn khuyên khách hàng chỉ nên trang bị kiến thức cho mình để hiểu và giao cho thợ sửa điện chuyên nghiệp thực hiện cho an toàn.
Lưu ý, vấn đề về điện và vấn đề bắt buộc cần có kỹ năng và chuyên môn khi xử lý. Với các vật dụng đơn giản như bóng đèn ở nhà, bạn có thể tự sửa chữa. Tuy nhiên nếu liên quan đến nguồn điện, hoặc các thiết bị điện phức tạp như tivi, bình nóng lạnh, điều hòa… thì cần sự hỗ trợ của thợ điện chuyên nghiệp.
Cần gọi thợ sửa chữa điện chuyên nghiệp? Hãy liên hệ theo các thông tin sau:
- Địa chỉ: 528/5/112 Điện Biên Phủ Phường 11 Quận 10, TP. HCM
- Giờ làm việc: 8:00AM – 9:00PM
- Hotline: 091.692.1080
- Email: support@antshome.vn
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@antshome.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/antshome.vn
- Instagram: https://www.instagram.com/antshome.vn/
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ANTSHOMEYOURHOMEMAINTENANCETECHNICAL
Lời kết
Trên đây là tổng hợp các thông tin về đoản mạch (hiện tượng chập cháy điện), nguyên nhân, cách xử lý chi tiết. Mong rằng bạn đã tìm được câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề đang gặp phải.