Trợ Thủ Số 1 Cho Ngôi Nhà Bạn!

Cách vệ sinh máy lạnh âm trần đúng cách không phải ai cũng biết

chuyên gia

Duong Lam

Cập nhật lần cuối:

TÓM TẮT

Cách vệ sinh máy lạnh âm trần đúng kỹ thuật.

Máy lạnh âm trần được thiết kế tại vị trí trên trần nhà dành cho không gian lớn cần làm lạnh nhanh. Nhiều khách hàng là doanh nghiệp, nhà máy, xưởng chọn lắp điều hòa âm trần vì thiết kế tiện dụng, trang nhã và linh hoạt. Nhưng sau một thời gian sử dụng, điều hòa âm trần cần được vệ sinh đúng cách nếu muốn tăng tuổi thọ và giữ nguyên hiệu quả làm lạnh.

Vậy cách vệ sinh máy lạnh âm trần đúng kỹ thuật như thế nào? Hãy cùng Antshome tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Máy lạnh âm trần là gì?

Máy lạnh (hay điều hòa âm trần) là máy lạnh được thiết kế chìm trong phòng, thường đặt ở vị trí trên trần hoặc cửa ra vào. Khi lắp máy lạnh âm trần không cần xử lý độ dốc như máy lạnh thông thường.

Máy lạnh âm trần có cấu tạo cơ bản gồm 02 phần:

  • Dàn lạnh: là dàn trao đổi nhiệt kiểu cánh nhôm ống đồng trang bị quạt ly tâm. Dàn lạnh gồm quạt và board điều khiển nên điện tiêu thụ thấp, chỉ khoảng 5% so với lượng điện máy tiêu thụ.
  • Dàn nóng: dàn trao đổi nhiệt cánh nhôm ống đồng có quạt hướng trục. Dàn nóng có có thể lắp đặt ngoài trời không cần che chắn. Tuy nhiên, dàn nóng khi lắp ngoài trời cần tránh ánh nắng trực tiếp để tăng tuổi thọ. Dàn nóng của máy lạnh âm trần có cấu tạo gồm ống dẫn gas, dây điện điều khiển, dây cộng lực. Dàn nóng là nơi tiêu thụ 95% điện năng của máy.

Hướng dẫn các cách vệ sinh máy lạnh âm trần

Cách vệ sinh máy lạnh âm trần đúng kỹ thuật:

1. Vệ sinh dàn lạnh

Bạn có thể vệ sinh dàn lạnh của điều hòa âm trần theo thứ tự sau:

  • Bước 1: Di chuyển đồ đạc bên dưới máy lạnh ra chỗ khác để tránh nước và bụi bẩn rơi vào. Tháo mặt nạ và tấm lưới lọc, vệ sinh sạch. Khi tháo nên để gọn ốc vít để tránh rơi mất.
  • Bước 2: Tháo các bo mạch, dùng chổi nhỏ để vệ sinh. Sau đó dùng máy sấy để sấy khô, đồng thời thổi sạch bụi bẩn.
  • Bước 3: Nên treo bạt khi phun nước để tránh nước bắn tung tóe. Phun rửa dàn lạnh, lưới lọc và các bộ phận bên trong máy. Sau đó dùng máy lấy hong khô các bộ phận vừa phun rửa. Lưu ý sấy thật khô.
  • Bước 4: Tháo bạt che, lau khô bơm nước cho quạt dàn lạnh
  • Bước 5: Lắp đặt lại theo thứ tự: (1) lắp máng nước; (2) đấu nối dây điện; (3) giác cắm bo mạch; (4) Lắp mặt nạ máy; (5) lắp lưới lọc

2. Vệ sinh dàn nóng

cách vệ sinh máy lạnh âm trần
Vệ sinh dàn nóng máy lạnh âm trần

Đầu tiên, bạn tháo mặt nạ dàn nóng ra khỏi máy để vệ sinh:

  • Bước 1: Tháo từng chi tiết theo thứ tự
  • Bước 2: Phun rửa quạt dàn nóng, dàn ngưng tụ, mặt nạ
  • Bước 3: Lau rửa phía ngoài dàn nóng.
  • Bước 4: Sấy khô các bộ phận trong và ngoài của dàn nóng
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn lắp đặt lại theo thứ tự ban đầu ngược lại với khi tháo ra

Như vậy là chúng ta đã thực hiện xong các bước vệ sinh đúng cách cho máy lạnh âm trần. Đây là cách vệ sinh máy lạnh âm trần dễ dàng nhất thường được sử dụng.

Tại sao cần vệ sinh máy lạnh?

Việc vệ sinh máy lạnh nói chung, và máy lạnh âm trần nói riêng giúp tăng tuổi thọ cho máy và bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Cụ thể:

  • Vệ sinh máy định kỳ giúp loại bỏ các tác nhân gây ra các vấn đề về đường hô hấp
  • Giảm thiểu điện năng tiêu thụ
  • Tăng tuổi thọ cho máy
  • Đảm bảo khả năng làm lạnh luôn hoạt động tốt

1. Dấu hiệu nhận biết máy lạnh cần được vệ sinh

Bạn cần vệ máy sinh máy lạnh khi gặp các hiện tượng sau:

  • Máy bật lâu mà không lạnh hoặc chạy yếu
  • Phát hiện mùi hôi khi bật máy lạnh
  • Máy lạnh chảy nước
  • Máy lạnh bị đóng tuyết
  • Dàn lạnh chạy nhưng dàn nóng không hoạt động

2. Thời gian cần vệ sinh máy

Đội ngũ chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh máy lạnh định kỳ mỗi 3-6 tháng để tăng tuổi thọ cho máy
Đội ngũ chuyên gia khuyên bạn nên vệ sinh máy lạnh định kỳ mỗi 3-6 tháng để tăng tuổi thọ cho máy

Theo các chuyên gia, máy lạnh cần vệ sinh định kỳ và gia đình nên tuân theo các khuyến cáo sau đây:

  • Đối với máy lạnh tại hộ gia đình: Trong trường hợp máy lạnh chạy cả ngày, bạn cần vệ sinh từ 3 – 4 tháng/lần, còn chỉ chạy mỗi tối thì nên vệ sinh 6 tháng/lần.
  • Đối với máy lạnh tại văn phòng, khách sạn: Trung bình 3 tháng/lần hoặc trong môi trường bụi bặm nhiều thì từ 1 – 2 tháng/lần.
  • Đối với máy lạnh tại xí nghiệp, công xưởng: Tần suất sử dụng tại các địa điểm này cao nên Antshome khuyến cáo nên vệ sinh 1 tháng/lần.

Lưu ý khi vệ sinh máy lạnh âm trần

Chuẩn bị sẵn các dụng cụ và thiết bị vệ sinh cho điều hòa âm trần như: Thang xếp, máy bơm nước, khăn lau, dụng cụ tu vít, mỏ lết, kìm,…đồng hồ gas, ampe,….

  • Xả hết nước trong máng trước khi vệ sinh
  • Kiểm tra máy lạnh có bị hư hỏng không?
  • Ngắt nguồn trước khi vệ sinh khoảng 3-5 tiếng để tránh các bộ phận của máy vẫn còn tích điện gây nguy hiểm khi vệ sinh.
  • Nên phun nước xuôi theo chiều của cánh tản nhiệt để tránh làm biến dạng cánh tản nhiệt trong khi vệ sinh máy lạnh âm trần
  • Kiểm tra bo mạch có bị ẩm không? Kiểm tra các dây cắm, đấu nối đã chuẩn vị trí chưa?
  • Thận trọng khi tháo ốc vít, linh phụ kiện nhỏ để tránh thiếu sót vì rơi vãi

Lời kết

Trên đây là tổng hợp thông tin về cách vệ sinh máy lạnh âm trần đúng kỹ thuật bạn cần biết. Mong rằng bạn đã tìm kiếm được thông tin mình cần.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc thuê thợ vệ sinh máy lạnh âm trần chuyên nghiệp, nhanh chóng, vui lòng liên hệ theo:

Đánh giá bài viết
Photo of author
Tác giả
Duong Lam
Founder, CEO @ Antshome.vn - Dịch Vụ Sửa Điện Nước Chuyên Nghiệp - Top 50 Startup Viet VNExpress 2020 | Chuyên gia kỹ thuật điện nước với kinh nghiệm khởi nghiệp 22+ năm

các bài viết liên quan

Có thể bạn sẽ thích

6 lý do khiến máy giặt kêu to, rung lắc mạnh khi giặt và cách khắc phục
Khi máy giặt hoạt động, lồng giặt được xoay tròn với tốc độ nhanh để đánh bay vết bẩn quần áo. Nhưng nếu máy ... [...]
Tại sao phải bảo trì và vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Máy lạnh hiện nay là một thiết bị điện lạnh phổ biến ở hầu hết mọi gia đình. Vào mùa hè là khoảng thời ... [...]
6 dấu hiệu cho thấy tủ lạnh cần được bảo dưỡng
6 dấu hiệu cho thấy tủ lạnh cần được bảo dưỡng
Tủ lạnh là thiết bị gia dụng không thể thiếu đối với mỗi gia đình giúp chúng ta bảo quản được giá trị dinh ... [...]