Mùa hè là mùa yêu thích của rất nhiều người vì đây là thời điểm lý tưởng để nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, cũng chính mùa hè khiến nhiều gia chủ đau đầu vì hóa đơn tiền điện tăng cao, đặc biệt là chi phí cho các máy lạnh trong nhà hoạt động. Để giúp giảm bớt căng thẳng, trong bài viết này, Antshome sẽ chỉ cho bạn những mẹo sử dụng máy lạnh vào mùa hè giúp cắt giảm chi phí đáng kể.
Mẹo sử dụng máy lạnh vào mùa hè bạn muốn biết
Bạn muốn tìm cách cắt giảm chi phí sử dụng điện? Dưới đây Antshome sẽ mách bạn mẹo sử dụng máy lạnh vào mùa hè sao cho tiết kiệm nhất, giúp hóa đơn tiền điện hằng tháng giảm đáng kể!
1. Ảnh hưởng của nắng nóng đến sức khỏe con người
Trong một vài năm trở lại đây, dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khí hậu vào mùa hè của nước ta trở nên cực kỳ nóng. Nắng nóng gia tăng cũng kéo theo tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm và các bệnh về đường hô hấp tăng cao. Đặc biệt, trẻ em và người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh mùa hè nhất vì họ có sức đề kháng kém hơn.
Căn bệnh mà nhiều người mắc phải vào mùa hè đó là sốc nhiệt (say nắng). Sốc nhiệt cần được điều trị cấp cứu nếu không sẽ gây tổn thương não, tim, thận và cơ. Do lo sợ các bệnh tương tự, nhu cầu bảo dưỡng, lắp đặt máy lạnh cũng tăng lên để bảo vệ sức khỏe cũng như mang đến sự dễ chịu trong những ngày nóng bức.
2. Các mẹo sử dụng máy lạnh vào mùa hè hữu ích
Đặt lịch hẹn bảo dưỡng máy lạnh với thợ điện lạnh chuyên nghiệp

Điều cơ bản giúp máy lạnh nhà bạn hoạt động hiệu quả và tránh tiêu hao điện năng đó là vệ sinh máy lạnh và bảo dưỡng định kỳ. Vệ sinh máy lạnh mang đến nhiều lợi ích như bảo vệ sức khỏe người dùng, tiết kiệm hóa đơn tiền điện và tối ưu khả năng hoạt động của máy lạnh. Thời điểm thích hợp để vệ sinh máy lạnh đó là trước khi bước vào mùa hè vì đây là thời điểm máy lạnh cần làm mới chuẩn bị cho tần suất sử dụng cao và mùa hè là mùa cao điểm, bạn sẽ phải đợi thời gian lâu hơn để thợ có thể đến vệ sinh cho máy lạnh nhà bạn.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ vệ sinh máy lạnh bao sạch chỉ 30 phút
Vệ sinh và thay màng lọc dàn lạnh thường xuyên

Vệ sinh màng lọc là công việc đơn giản nhưng mang đến hiệu quả tức thì mà chúng ta có thể tự làm tại nhà. Để vệ sinh màng lọc, bạn cần xác định loại màng lọc máy lạnh bạn đang sử dụng là gì và đọc kỹ càng những hướng dẫn vệ sinh tương ứng. Màng lọc gió cần được vệ sinh ít nhất 2 lần/năm hoặc khi nào nó bắt đầu bám nhiều bụi bẩn. Nếu bạn không vệ sinh, khả năng điều hòa không khí của máy lạnh sẽ bị hạn chế, làm giảm hiệu suất làm lạnh và bụi bẩn sẽ được đẩy vào lại phòng của bạn.
Đảm bảo khu vực xung quanh dàn nóng được dọn sạch

Các dị vật, cành cây hay lá cây khi mắc vào dàn nóng sẽ cản trở luồng không khí, ngăn không cho máy lạnh nhà bạn hoạt động bình thường. Hãy đảm bảo khu vực xung quanh dàn nóng luôn được vệ sinh sạch sẽ, không cản trở khả năng hoạt động của dàn nóng.
Tránh đóng/ mở cửa ra vào, cửa sổ nhiều lần

Máy lạnh hoạt động bằng cách cảm nhận nhiệt độ của môi trường xung quanh và điều chỉnh nhiệt độ như bạn mong muốn. Nếu bạn đóng hay mở cửa liên tục, nhiệt độ phòng sẽ thay đổi đột ngột và hệ thống máy lạnh phải tốn nhiều năng lượng hơn để đáp ứng nhiệt độ được cài đặt.
Bịt kín các khe hở

Chúng ta có thể liên tưởng trường hợp này đến lốp xe bị xì. Chúng cần phải được bơm khí liên tục mới có thể chạy được. Điều này tương tự với phòng lạnh. Nếu cửa ra vào, cửa sổ hay tường nhà bạn có các vết nứt hay khe hở nhỏ sẽ tạo điều kiện để khí lạnh thoát ra ngoài. Vì vậy, máy lạnh của bạn phải hoạt động hoạt động nhiều hơn để bù lại lượng khí thất thoát.
Tắt máy lạnh khi trong nhà không có người
Nhiều người thường thắc mắc nên để máy lạnh chạy ở nhiệt độ ổn định toàn thời gian hay đặt nó vào nhiệt độ cao hơn khi bạn không ở nhà. Câu trả lời đó là bạn nên để máy lạnh chạy ở nhiệt độ ổn định để tiết kiệm điện khi bạn cần dùng đến. Nhiệt độ lý tưởng là 26℃. Tuy nhiên, khi nhà không có người, bạn nên để máy lạnh “nghỉ ngơi”.
Sử dụng quạt trần

Sử dụng quạt trần cho phép bạn đặt nhiệt độ máy lạnh cao hơn nhiệt độ bạn mong muốn từ 1℃ đến 2℃. Ngoài ra, bạn có thể đặt quạt trần chạy theo hướng thuận chiều kim đồng hồ, giúp điều hướng luồng không khí đi xuống và ngăn không cho không khí nóng hướng lên trên.
Kiểm tra và làm sạch các đường ống thoát, lỗ thông hơi thường xuyên

Giữ sạch lỗ thông hơi sẽ hạn chế bụi bẩn và các dị vật cản trở luồng không khí làm máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn.
Tìm hiểu thêm: Tại sao máy lạnh bị chảy nước?
Lắp thêm các tấm che cửa sổ
Các tấm che cửa sổ có thể giảm tác động trực tiếp của ánh nắng vào căn phòng của bạn, đồng nghĩa với việc làm nhiệt độ trong phòng nhà bạn mát hơn. Nếu căn phòng nhà bạn không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh nắng, bạn có thể đặt nhiệt độ cao hơn nhiệt độ mong muốn từ 1℃ đến 2℃ để máy lạnh không phải tiêu tốn nhiều năng lượng.
Các cách giúp máy lạnh nhà bạn hoạt động lâu dài hơn
1. Thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh
Như đã đề cập ở trên, bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh sẽ đảm bảo máy lạnh hoạt động hiệu quả hơn, kéo dài tuổi thọ. Một điều bạn có thể cân nhắc đó là chi phí bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh định kỳ sẽ thấp hơn so với khi bạn trả tiền sửa chữa, thay thế các linh kiện hư hỏng.
2. Đừng hạ thấp nhiệt độ khi vừa khởi động
Máy lạnh đơn thuần cũng chỉ là một thiết bị điện tử. Vì vậy, nếu bạn vội vàng hạ nhiệt độ xuống thấp khi vừa khởi động máy sẽ khiến máy nén hoạt động nhiều hơn làm tiêu tốn nhiều điện năng và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của máy lạnh. Bạn nên để một nhiệt độ ổn định để máy có thể dần làm quen với nhịp hoạt động.
3. Đặt máy lạnh ở khu vực có bóng râm
Đặt máy lạnh ở ngay vị trí có ánh nắng chiếu thẳng vào là điều không nên. Bạn có thể cân nhắc đặt dàn nóng máy lạnh theo hướng Bắc, nơi có bóng râm để máy có thể hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.
4. Chú ý đến các dấu hiệu hư hỏng của máy lạnh
Một trong những mẹo sử dụng máy lạnh vào muà hè tiết kiệm đó là đừng quên xem xét các hỏng hóc, hoặc các nguy cơ tiềm ẩn xung quanh thiết bị:
Phát ra tiếng ồn lớn
Tiếng ồn khi máy chạy là dấu hiệu đầu tiên cho bạn biết máy lạnh nhà bạn đang gặp vấn đề. Máy lạnh thường phát ra tiếng khi chạy nhưng không bao giờ phát ra tiếng ồn quá lớn. Một vết nứt hay một linh kiện nào đó bên trong máy lạnh bị gãy là một trong những nguyên nhân chính gây ra tiếng ồn. Đây là lúc bạn nên gọi thợ sửa máy lạnh đến kiểm tra khắc phục.
Bật/ tắt liên tục
Nếu máy lạnh nhà bạn liên tục bị ngắt ngay sau khi vừa được bật lên, đây có thể là dấu hiệu cho thấy máy lạnh nhà bạn gặp vấn đề liên quan đến hệ thống dây điện, bộ cảm biến hay hệ thống đánh lửa khởi động.
Hóa đơn tiền điện tăng cao
Hóa đơn tiền điện tăng cao, sau khi bạn loại trừ các thiết bị điện khác trong nhà, có thể đến từ máy lạnh nhà bạn. Trước tiên, bạn hãy thử vệ sinh máy lạnh và kiểm tra các linh kiện bên trong. Nếu vấn đề vẫn không được giải quyết, bạn nên gọi thợ sửa máy lạnh đến kiểm tra.
Khả năng làm mát kém
Những lỗi có thể dẫn đến khả năng làm mát kém đó là thiếu gas, rò rỉ đường ống dẫn gas, máy lạnh bám nhiều bụi bẩn hay hư lốc máy lạnh. Tùy theo từng trường hợp, bạn sẽ có hướng khắc phục khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ bơm gas máy lạnh uy tín Antshome
Những câu hỏi thường gặp về mẹo sử dụng máy lạnh vào mùa hè
Các câu hỏi:
Khi nào nên vệ sinh máy lạnh?
Theo các chuyên gia, máy lạnh cần vệ sinh định kỳ và gia đình nên tuân theo các khuyến cáo sau đây:
– Đối với máy lạnh tại hộ gia đình: Trong trường hợp máy lạnh chạy cả ngày, bạn cần vệ sinh từ 3 – 4 tháng/lần, còn chỉ chạy mỗi tối thì nên vệ sinh 6 tháng/lần.
– Đối với máy lạnh tại văn phòng, khách sạn: Trung bình 3 tháng/lần hoặc trong môi trường bụi bặm nhiều thì từ 1 – 2 tháng/lần.
– Đối với máy lạnh tại xí nghiệp, công xưởng: Tần suất sử dụng tại các địa điểm này cao nên Antshome khuyến cáo nên vệ sinh 1 tháng/lần.
Trước khi bước vào mùa hè cao điểm, bạn cũng nên vệ sinh máy lạnh để hạn chế các tác nhân gây bệnh đường hô hấp và làm mát hiệu quả hơn.
Làm sao để tự vệ sinh máy lạnh tại nhà?
Các bước tự vệ sinh máy lạnh tại nhà:
Bước 1: Ngắt nguồn điện máy lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.
Bước 2: Tháo các tấm che và nắp để vệ sinh và loại bỏ các dị vật như côn trùng chết, đinh sắt bên trong thân máy lạnh.
Bước 3: Tháo lưới lọc và vệ sinh để đảm bảo khả năng lọc bụi được tối ưu. Dùng cọ đánh nhẹ các loại bụi bám tránh gây rách màng lọc.
Bước 4: Vệ sinh các đường ống dẫn, ống thoát.
Bước 5: Kiểm tra mối nối gas, dây dẫn điện tránh gây rò rỉ gas hoặc điện, và lau chùi bụi bám trên quạt gió.
Tự vệ sinh máy lạnh có khó không?
Vệ sinh máy lạnh là một công việc không quá khó nhưng cũng đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn. Để đảm bảo thuận tiện và an toàn cho bạn và gia đình, Antshome khuyên bạn nên gọi đội ngũ thợ chuyên nghiệp đến vệ sinh.
Đơn vị vào vệ sinh máy lạnh uy tín?
Nếu việc tự vệ sinh máy lạnh quá phức tạp với bạn, bạn không cần phải quá lo lắng vì đội ngũ thợ điện lạnh Antshome sẽ lập tức có mặt tại nhà bạn với dịch vụ vệ sinh máy lạnh chỉ trong 30 phút. Đội ngũ thợ Antshome xuất thân từ các dự án thầu khách sạn, resort và là dịch vụ sửa chữa điện nước được VNExpress bình chọn!