Trợ Thủ Số 1 Cho Ngôi Nhà Bạn!

Khi Nào Nên Vệ Sinh Máy Lạnh Nhà Bạn?

chuyên gia

Duong Lam

Cập nhật lần cuối:

TÓM TẮT

Máy lạnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mát của thiết bị. Đặc biệt khi chuẩn bị bước vào mùa hè oi bức, vấn đề này có thể làm bạn khó chịu. Tuy nhiên, không chỉ mùa cao điểm là bạn nên vệ sinh mà ...

Máy lạnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mát của thiết bị. Đặc biệt khi chuẩn bị bước vào mùa hè oi bức, vấn đề này có thể làm bạn khó chịu. Tuy nhiên, không chỉ mùa cao điểm là bạn nên vệ sinh mà công việc này cần được thực hiện định kỳ. Vậy, khi nào nên vệ sinh máy lạnh? Hãy cùng Antshome tìm hiểu trong bài viết  này nhé. 

Tại sao chúng ta nên vệ sinh máy lạnh?

Tại sao nên vệ sinh và khi nào nên vệ sinh máy lạnh? Tất cả câu trả lời đã được Antshome cập nhật bên dưới, mời bạn đọc xem qua.

1. Hạn chế các tác nhân gây bệnh

Bụi bẩn, nấm mốc hay vi khuẩn là tác nhân chính gây nên dị ứng và các bệnh về đường hô hấp. Đặc biệt, mùa hè là thời điểm mà tỉ lệ mắc các bệnh bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường hô hấp tăng cao. Máy lạnh, theo cơ chế hoạt động khi lọc không khí trong phòng, sẽ giữ lại bụi bẩn bên trong màng lọc. Máy lạnh được ví như là “lá phổi” của chúng ta. Do đó, nếu chúng tích tụ lâu ngày, bụi bẩn sẽ không còn được lọc sạch và ảnh hưởng đến người dùng. Nếu trong nhà bạn có trẻ em và người cao tuổi, bạn cần phải vệ sinh máy lạnh thường xuyên hơn nữa vì đây là những đối tượng có sức đề kháng thấp hơn. 

2. Tiết kiệm hóa đơn tiền điện

Máy lạnh bám bụi bẩn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mát của thiết bị. Nó buộc máy lạnh phải hoạt động nhiều hơn, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để đạt mức độ làm lạnh theo yêu cầu của người dùng. Vào mùa hè nắng nóng với hầu hết lượng điện năng tiêu thụ dành cho hoạt động của các máy lạnh trong nhà, hóa đơn tiền điện của gia đình cũng vì thế sẽ tăng lên. Vệ sinh máy lạnh không những hạn chế phát sinh bất cứ chi phí không mong muốn nào mà còn trực tiếp giảm từ 5-15% số tiền điện chi trả hàng tháng. 

3. Tối ưu khả năng hoạt động của máy lạnh

Các loại máy lạnh đều có công suất cố định, nếu phải liên tục chạy vượt quá công suất, khả năng máy lạnh hư hỏng rất cao và từ đó giảm tuổi thọ máy lạnh. Đặc biệt đối với dàn nóng là bộ phận tản nhiệt cho máy lạnh, nếu bị nhiều bụi bám vào, dàn nóng không thể tản nhiệt tốt và bị quá tải, khiến cho máy lạnh tự động bị ngắt điện. Nếu tình trạng này kéo dài cũng sẽ dẫn đến sự hỏng hóc của máy lạnh, buộc bạn phải tốn rất nhiều chi phí để sửa chữa.

Ngoài ra, bạn có thể cảm giác rằng máy lạnh không còn “mát” như trước. Đó là do bụi bẩn cản trở khả năng điều hòa không khí của máy. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và trải nghiệm của người dùng. Theo chuyên gia điện lạnh, máy lạnh không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ thì hằng năm sẽ làm giảm 5% hiệu quả hoạt động. Như vậy, trong 3 năm, độ hiệu quả của máy lạnh có thể giảm đến 15%. 

Bài viết liên quan: Tại sao vệ sinh máy lạnh vào mùa hè lại quan trọng?

Khi nào nên vệ sinh máy lạnh?

Khi nào nên vệ sinh máy lạnh là câu hỏi không có câu trả lời cố định bởi vì các bộ phận của máy lạnh có cơ chế vệ sinh khác nhau. Đ

ối với màng lọc ở dàn lạnh, bạn nên vệ sinh hoặc thay thế sau khi sử dụng từ 1-2 tháng. Nếu nhà bạn nuôi thú cưng nhiều lông, nhà bạn nằm ở khu vực có nhiều bụi bặm hay tần suất sử dụng máy lạnh của nhà bạn cao, bạn cần đặc biệt lưu ý thay màng lọc đều đặn.

Bằng cách này, bạn đã có thể tiết kiệm lên đến 15% mức độ tiêu thụ điện năng. Vệ sinh, thay thế màng lọc là một bước cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng. Nếu màng lọc bám nhiều bụi bẩn hoặc bị tắc nghẽn, luồng không khí sẽ không thể lưu thông, khiến cho dàn lạnh bám tuyết làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy lạnh. 

Một bộ phận khác cần được vệ sinh định kỳ là coil dàn lạnh và coil dàn nóng. Bụi bẩn bám trên coil sẽ làm hạn chế lưu thông của các luồng không khí, giảm khả năng hấp thụ nhiệt nên bạn có thể sẽ cảm thấy máy lạnh không đủ mát. 

Lời khuyên từ chuyên gia

Để đưa ra mốc thời gian cụ thể, Antshome khuyên mọi người nên vệ sinh máy lạnh như sau: 

  • Đối với máy lạnh tại hộ gia đình: Trong trường hợp máy lạnh chạy cả ngày, bạn cần vệ sinh từ 3 – 4 tháng/lần, còn chỉ chạy mỗi tối thì nên vệ sinh 6 tháng/lần. 
  • Đối với máy lạnh tại văn phòng, khách sạn: Trung bình 3 tháng/lần hoặc trong môi trường bụi bặm nhiều thì từ 1 – 2 tháng/lần. 
  • Đối với máy lạnh tại xí nghiệp, công xưởng: Tần suất sử dụng tại các địa điểm này cao nên Antshome khuyến cáo nên vệ sinh 1 tháng/lần. 

Tìm hiểu thêm: Tại sao máy lạnh bị chảy nước?

Các dịch vụ bảo dưỡng đi kèm vệ sinh máy lạnh

Ngoài vệ sinh máy lạnh, bạn có thể kết hợp bảo dưỡng tổng thể máy lạnh. Các dịch vụ bảo dưỡng bao gồm: 

1. Kiểm tra cảm biến nhiệt

Cảm biến nhiệt hoạt động bình thường là điều kiện để máy lạnh phát huy tác dụng. Nếu bộ cảm biến nhiệt bị hỏng, máy lạnh không thể xác định đúng nhiệt độ trong phòng để điều chỉnh hợp lý. Kỹ thuật viên sẽ kiểm bộ cảm biến nhiệt bên trong máy lạnh để đảm bảo nó hoạt động chính xác. Ngoài ra, cảm biến nhiệt sẽ được đặt cách xa các nguồn sản sinh ra nhiệt như bóng đèn. 

2. Kiểm tra các mối nối điện

Kỹ thuật viên kiểm tra các mối nối điện để chắc chắn chúng được gắn chặt, không bị rò rỉ và khả năng cách nhiệt vẫn được đảm bảo nhằm mục đích tránh các sự cố chập điện đáng tiếc xảy ra. 

3. Bôi trơn động cơ

Bất kỳ động cơ nào cũng cần được bôi trơn để chúng có thể hoạt động mượt mà. Nếu động cơ và cánh quạt máy lạnh không được bôi trơn, các linh kiện bên trong sẽ va vào nhau tạo nên ma sát lớn gây tổn hại vĩnh viễn. 

4. Kiểm tra ống thoát nước

Ống thoát nước máy lạnh cần được thường xuyên thông nghẹt. Nếu đường ống thoát nước bị tắc, nó có thể sẽ bị rò rỉ ra ngoài và tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi ản hưởng đến sức khỏe người dùng. 

5. Kiểm tra coil máy lạnh

Coil là một bộ phận quan trọng của máy lạnh mà nếu bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh của máy lạnh. Coil bẩn báo hiệu cho động cơ phải hoạt động nhiều hơn, tốn thêm năng lượng để đạt được mức nhiệt độ yêu cầu. Theo thời gian, máy lạnh sẽ bị giảm hiệu năng và chi phí điện hằng tháng cũng như chi phí sửa chữa sẽ tăng cao. 

6. Kiểm tra đường ống dẫn môi chất làm lạnh

Môi chất làm lạnh hay còn gọi là gas máy lạnh được dẫn từ dàn nóng đến dàn lạnh để làm mát. Nếu đường ống dẫn này bị rò rỉ, khả năng làm lạnh của thiết bị sẽ suy giảm. Do đó, trong các kỳ bảo dưỡng, chúng ta nên chú ý đến đường ống dẫn môi chất làm lạnh và nạp thêm gas nếu thiếu. 

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ bơm gas máy lạnh nhanh chóng Antshome

Các bước vệ sinh máy lạnh

Các bước vệ sinh máy lạnh bao gồn:

1. Vệ sinh, thay thế màng lọc không khí

Vệ sinh màng lọc máy lạnh bám bẩn
Vệ sinh màng lọc máy lạnh bám bẩn

Bước 1: Dùng tua vít tháo phần nắp dàn lạnh. 

Bước 2: Lấy màng lọc không khí bên trong dàn lạnh ra ngoài. 

Bước 3: Dùng khăn khô và lau đi lớp bụi bám trên bề mặt màng lọc. 

Bước 4: Dùng vòi xịt áp lực để loại bỏ bụi bẩn bán còn lại.

Bước 5: Để màng lọc khô và lắp lại vào máy lạnh. 

2. Vệ sinh dàn lạnh máy lạnh

Bước 1: Kiểm tra khả năng hoạt động của máy lạnh. Trước khi vệ sinh máy lạnh, bạn nên bật máy lạnh lên và hạ xuống nhiệt độ thấp nhất để kiểm tra khả năng làm lạnh. Sau đó, điều khiển cánh quạt tản gió xem có hoạt động bình thường không. Nếu xảy ra bất cứ hỏng hóc nào, bạn nên liên lạc thợ sửa máy lạnh kiểm tra rồi mới vệ sinh máy lạnh.

Bước 2: Dùng tua vít tháo nắp dàn lạnh. 

Tháo nắp và vệ sinh dàn lạnh
Tháo nắp và vệ sinh dàn lạnh

Bước 3: Tháo màng lọc ra khỏi dàn lạnh.  

Bước 4: Dùng bọc chuyên dụng để bọc máy lạnh lại tránh nước văng tung tóe ra ngoài. 

Dùng vòi xịt áp lực vệ sinh dàn lạnh
Dùng vòi xịt áp lực vệ sinh dàn lạnh

Bước 5: Dùng khăn khô hoặc bọc nilon che phần mạch điện tránh gây chập điện, hư máy. 

Bước 6: Dùng vòi xịt áp lực xịt thẳng vào dàn lạnh. 

3. Vệ sinh dàn nóng máy lạnh

Bước 1: Tháo vỏ bảo vệ dàn nóng và dùng vòi xịt áp lực làm sạch bộ phận này. 

Tháo vỏ dàn nóng
Tháo vỏ dàn nóng

Bước 2: Dùng vòi xịt áp lực loại bỏ bụi bẩn bám trên cánh quạt và các góc cạnh bên trong dàn nóng. 

Vệ sinh dàn nóng
Vệ sinh dàn nóng

Bước 3: Xịt rửa bụi bẩn bám vào mặt sau của máy dàn nóng, tránh ảnh hưởng đến các bo mạch đặt bên hông máy. 

Bước 4: Lau khô dàn nóng. 

Bước 5: Kiểm tra hoạt động của máy lạnh.

Đọc thêm: Dịch vụ vệ sinh máy lạnh bao sạch chỉ 30 phút

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết khi nào nên vệ sinh máy lạnh, và các bước thực hiện vệ sinh hiệu quả. Nếu bạn cần các chuyên gia máy lạnh đến để giúp vệ sinh, hãy gọi ngay cho Antshome:

Đánh giá bài viết
Photo of author
Tác giả
Duong Lam
Founder, CEO @ Antshome.vn - Dịch Vụ Sửa Điện Nước Chuyên Nghiệp - Top 50 Startup Viet VNExpress 2020 | Chuyên gia kỹ thuật điện nước với kinh nghiệm khởi nghiệp 22+ năm

các bài viết liên quan

Có thể bạn sẽ thích

6 lý do khiến máy giặt kêu to, rung lắc mạnh khi giặt và cách khắc phục
Khi máy giặt hoạt động, lồng giặt được xoay tròn với tốc độ nhanh để đánh bay vết bẩn quần áo. Nhưng nếu máy ... [...]
Tại sao phải bảo trì và vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Máy lạnh hiện nay là một thiết bị điện lạnh phổ biến ở hầu hết mọi gia đình. Vào mùa hè là khoảng thời ... [...]
6 dấu hiệu cho thấy tủ lạnh cần được bảo dưỡng
6 dấu hiệu cho thấy tủ lạnh cần được bảo dưỡng
Tủ lạnh là thiết bị gia dụng không thể thiếu đối với mỗi gia đình giúp chúng ta bảo quản được giá trị dinh ... [...]