Máy giặt hiện đại ngày nay đã tiết kiệm cho người dùng rất nhiều thời gian, giúp sinh hoạt của họ trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, càng hiện đại, máy giặt càng có nhiều tính năng và các bộ phận được lắp đặt tinh vi hơn nên việc sửa máy giặt trở nên phức tạp hơn với người bình thường. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Antshome mang đến cho quý khách hàng dịch vụ sửa máy giặt tức thì, có mặt chỉ sau 20 phút.
- Dịch vụ sửa máy giặt tại nhà giá tốt của Antshome
- Tìm hiểu về các dòng máy giặt gia đình phổ biến
- Các “triệu chứng” chúng ta có thể quan sát được khi máy giặt bị hỏng
- Mách bạn cách sửa máy giặt đơn giản
- Vệ sinh máy giặt và những lợi ích bạn chưa biết
- Các bước vệ sinh máy giặt nhanh chóng
- Những câu hỏi thường gặp về máy giặt
- Kết
- Liên hệ đặt lịch sửa chữa
Dịch vụ sửa máy giặt tại nhà giá tốt của Antshome
Máy giặt bị hỏng có thể được xem như là một sự cố khẩn cấp vì với lối sống hiện đại không cho chúng ta nhiều thời gian để có thể mày mò tự sửa máy giặt. Ngoài ra, máy giặt gặp sự cố còn ảnh hưởng đến tiến độ sinh hoạt của gia đình như không có quần áo để mặc hay thậm chí làm hỏng quần áo của chúng ta.
1. Đôi nét về chúng tôi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị sửa máy giặt, nhưng thời gian phản ứng đến sự cố khá chậm. Thậm chí nhiều nơi phải sang ngày hôm sau thợ mới có thể đến kiểm tra. Trái với những đơn vị khác, dịch vụ sửa máy giặt của Antshome tạo ra sự khác biệt bằng cách ngay lập tức có mặt khi nhận cuộc gọi với đội ngũ thợ túc trực 24/7 tại các quận trên địa bàn TPHCM.

Ngoài các dịch vụ thông thường tại nhà, đối với các doanh nghiệp là khách sạn, nhà nghỉ hay xí nghiệp, Antshome cung cấp gói bảo trì dài hạn, bao gồm hạng mục sửa máy giặt cùng các trang thiết bị điện nước – điện lạnh khác với chi phí chỉ bằng một nửa so với thuê thợ riêng hàng tháng.
2. Tại sao nên chọn Antshome là đối tác tin cậy sửa máy giặt tại nhà?
Chúng tôi tự tin là đơn vị dẫn đầu trên thị trường với những tiêu chí sau đây:
- Là công ty có tính pháp nhân cao, chuyên cung cấp dịch vụ sửa máy giặt uy tín, chất lượng.
- Đội ngũ thợ sửa máy giặt lành nghề chuyên nghiệp, xuất thân từ các dự án nhà thầu, resort, khách sạn.
- Có mặt nhanh chóng chỉ sau 20 phút khi nhận được yêu cầu.
- Giá cả phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
- Chính sách bảo hành 12 tháng cho mọi dịch vụ.
- Sử dụng phụ kiện chính hãng.
- Khách hàng được báo giá rõ ràng trước khi bắt đầu sửa máy giặt.
Antshome nhận được sự tín nhiệm cao từ nhiều khách hàng bao gồm cả hộ gia đình lẫn doanh nghiệp. Hãy để chúng tôi nâng tầm chất lượng cuộc sống của bạn từ những vấn đề nhỏ nhất!

Tìm hiểu về các dòng máy giặt gia đình phổ biến
Cùng tìm hiểu ngay phần bên dưới nhé.
1. Cấu tạo của máy giặt
Có nhiều loại máy giặt khác nhau trên thị trường, nhưng hầu hết cấu tạo của chúng được hình thành từ 5 phần:
- Bộ phận cấp nước: bao gồm đường ống nước vào, van cấp nước máy giặt, khay đựng bột giặt hoặc nước xả vải và đường ống dẫn nước vào lồng máy giặt. Trong các bộ phận này chỉ có van cấp nước máy giặt là được điều khiển tự động, giúp điều chỉnh lượng nước vào trong máy giặt ở từng giai đoạn khác nhau.
- Bộ phận giặt: Mọi hoạt động chính của chu trình giặt sẽ được diễn ra tại đây. Bộ phận này bao gồm lồng máy giặt, dây curoa, motor máy giặt, nắp máy giặt.
- Bộ phận nước xả thải: Sau mỗi chu trình giặt, nước cần được thải ra ngoài trước khi nước mới được cấp vào máy giặt. Vì vậy, chức năng chính của bộ phận này là bơm hết nước giặt ra ngoài trong thời gian ngắn. Nó bao gồm lưới lọc bơm xả, bơm xả máy giặt và ống dẫn nước xả.
- Bộ phận điều khiển: Chúng ta có thể toàn ý điều khiển hoạt động của máy giặt thông qua bộ phận này, vốn đã được lập trình sẵn bằng con chip điều khiển. Thông thường trên bảng điều khiển máy giặt có các núm điều chỉnh chế độ, công tắt đóng ngắt bằng tay và một màn hình hiển thị.
- Vỏ máy: Tất cả các bộ phận bên trong được bao bọc bởi vỏ máy.

2. Các loại máy giặt
Có 2 loại máy giặt chính là:


Các “triệu chứng” chúng ta có thể quan sát được khi máy giặt bị hỏng
Máy giặt rung lắc dữ dội: Có thể các bộ phận bên trong như lò giảm xóc, bộ phận cốt và bạc đạn bị hỏng hay nước cấp cho máy giặt không đủ. Ngoài ra bạn nên để ý đến vị trí đặt máy giặt phải bằng phẳng và không để quần áo giặt bị quá tải.
Nước không chảy ra khỏi ống xả dù đang ở chế độ xả tràn: Mức nước và áp suất cài đặt thấp hơn bình thường.
Máy không tự động tắt nguồn khi kết thúc chu trình giặt: Có thể do nút nguồn của máy bị kẹt.
Thời gian xả nước giặt quá lâu: Lỗi nằm ở ống xả. Hãy kiểm tra xem ống xả có bị lắp sai quy định, bị nghẽn hay biến dạng do tác động bên ngoài.
Máy giặt không vào nước:
- Van cấp nước chưa được mở hoặc lượng nước, áp suất thấp hơn quy định.
- Lưới lọc van cấp nước bị bám bẩn.
- Công tắc cảm biến lực nước hoạt bảng điều khiển bị hỏng.
Máy giặt không vắt:
- Ống xả hay van xả bị nghẽn.
- Máy giặt chưa đóng chặt cửa.
- Quần áo giặt quá tải hoặc được phân phối không cân đối.
- Dây đai, động cơ (motor) bị hỏng.
- Chương trình giặt, được quy định trong con chip, bị lỗi.
Máy giặt không hoạt động: Nguồn điện cấp không ổn định. Ngoài ra, đa số nhiều người hay mắc lỗi không bấm nút công tắc nguồn (Power) trước khi bấm khởi động (Start/Pause).
Quần áo giặt không sạch: Quần áo giặt bị quá tải khiến cho lượng nước cấp vào không cân đối. Một yếu tố khác là do máy giặt của bạn không được vệ sinh khiến cho chất lượng giặt giảm.

Bột giặt không được xả sạch: Do bạn sử dụng quá nhiều bột giặt hay lượng nước cấp không đủ.
Nước bơm vào yếu: Áp lực nước cấp chưa đủ mạnh.
Máy giặt xả nước liên tục không ngừng: Van xả nước nhà bạn bị rò rỉ. Đôi khi chúng ta bỏ quên các vật dụng trong túi áo quần, khi giặt các vật thể đó sẽ đi vào trong máy giặt làm kẹt van xả.
Máy giặt không xả nước:
- Do ống xả nước bị tắc nghẽn, bộ lọc xơ vải đang bị bám quá nhiều cặn hoặc do chưa đóng chặt nắp máy giặt.
- Ngoài ra, một số lỗi linh kiện như đứt dây curoa cũng là nguyên nhân phổ biến khiến máy giặt không xả nước.
Máy giặt bị trào bọt: Khi bạn cho quá nhiều bột giặt vào bên trong hoặc sử dụng loại bột giặt không phù hợp với quy định của nhà sản xuất sẽ làm bột giặt tràn ra ngoài trong quá trình giặt.

Máy giặt bỗng cấp nước ở giữa tiến trình giặt hoặc xả: Nước cấp ban đầu không đủ hoặc bạn bỏ thêm quần áo vào giữa chu trình giặt.
Máy giặt bốc mùi hôi thối: Máy giặt bốc mùi không phải là một hiện tượng lạ mà do chính thói quen sử dụng của chúng ta gây ra. Lồng giặt là khu vực tối và ẩm ướt – là điều kiện thuận lợi cho ẩm mốc và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Sau khi sử dụng máy giặt, bạn thường đóng chặt cửa nhưng đây là thói quen sai lầm. Bạn nên để cửa mở để hơi ẩm có thể thoát ra ngoài. Thường xuyên vệ sinh máy giặt, đối với gia đình sử dụng hằng ngày, vệ sinh máy lạnh cần được thực hiện 1 tháng/lần.
Bài viết liên quan: 9 Lỗi Thường Gặp Ở Máy Giặt Mà Bạn Nên Biết!
Mách bạn cách sửa máy giặt đơn giản
Các cách sửa máy giặt bao gồm:
1. Sửa máy giặt bị chảy nước
Máy giặt bị chảy nước liên quan đến các đường ống cấp xả nước.
- Đầu tiên, bạn hãy khóa van nước lại hoặc ngắt nguồn cung cấp nước cho máy giặt.
- Dùng kìm tháo đường ống cấp nước ra khỏi máy giặt.
- Kiểm tra đường ống cấp nước. Loại bỏ các vật cản bên trong và làm công việc thông tắc đường ống nước. Nếu đường ống đã quá cũ hay bị ăn mòn, bạn nên thay đường ống nước mới.
- Kiểm tra các mối nối và gioăng cao su ở đường ống cấp nước.
2. Sửa máy giặt bị rung lắc mạnh
- Nếu máy giặt bị rung lắc do bề mặt không bằng phẳng thì bạn hãy kê lại 4 góc chân máy sao cho bằng nhau.
- Giữ quần áo giặt vừa phải, không để tình trạng quá tải.
- Hãy kiểm tra và loại bỏ đồ vật bên trong quần áo trước khi giặt.
Các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của máy như motor bị hỏng, dây curoa bị trùng làm giảm hiệu suất của máy giặt, bộ phận giảm xóc bị hỏng, trục lồng giặt bị cong hay nước cấp không đủ cũng làm máy giặt bị rung lắc mạnh. Bạn phải tháo dỡ các bộ phận này bên trong máy giặt và kiểm tra, thay thế nếu cần. Tuy nhiên, can thiệp vào các bộ phận này đòi hỏi chuyên môn của người sử dụng, nên Antshome khuyên bạn hãy gọi cho thợ sửa máy giặt đến khắc phục.
3. Sửa máy giặt không vào nước
- Do áp lực nước yếu: Thay đổi vị trí của máy giặt đến chỗ vòi nước có áp lực lớn hơn. Một cách khác bạn có thể áp dụng là gắn thêm máy bơm trợ lực cho máy giặt nhà mình.
- Do van cấp nước bị kẹt: Vệ sinh đường ống cấp nước và loại bỏ các dị vật bên trong.
- Do lưới lọc bám bẩn: Dùng bàn chải đánh răng để chùi lưới lọc sạch sẽ.
- Do van xả không được đóng: Nếu van xả bị hỏng thì bạn cần phải thay mới, nhưng trong trường hợp van xả chị bị nghẽn thì bạn chỉ cần vệ sinh là máy sẽ hoạt động bình thường.
Đọc thêm: Sửa máy giặt bị rò rỉ nước tại Quận 10
4. Sửa máy giặt không ngừng cấp nước
- Do van nước không khép kín được. Bạn hãy liên hệ với thợ sửa máy giặt để tìm ra giải pháp tối ưu cho van nước.
- Do bảng mạch điều khiển: Bảng mạch điều khiển kiểm soát việc van mở ra hay đóng vào. Nếu bảng mạch bị hỏng thì tốt nhất bạn nên gọi thợ sửa máy giặt đến kiểm tra.
- Do nguồn nước có cặn: Thường xuyên vệ sinh ống xả và lưới lọc để tránh tình trạng nguồn nước bị bám cặn.
- Do đường ống nước xả để quá thấp: Các nhà sản xuất đều yêu cầu lắp vòng ống thoát nước phải đảm bảo cao 60cm. Như vậy sẽ đảm bảo máy giặt thoát nước được dễ dàng và không ảnh hưởng đến máy giặt.
5. Sửa máy giặt không xả nước
- Do lưới lọc bám bẩn: Bạn cần tháo lưới lọc dưới nắp cửa xả và vệ sinh kỹ càng. Sau đó sử dụng máy bình thường.
- Do đường ống nước bị tắc: Bạn hãy kiểm tra xem có vật thể lạ nào bên trong đường ống nước làm ống bị tắt hay không. Nếu đường ống nước bị hư hại nặng, bạn chỉ cần thay đường ống nước mới.
- Do bơm máy giặt bị lỗi: Muốn biết lỗi có phải do bơm máy giặt không hãy kiểm tra bằng điện kế. Nếu máy giặt của bạn có điện vào, khởi động xem bơm có đang chạy và nước không thoát không. Bạn cần phải tháo bơm, làm sạch nó và khởi động lại xem máy giặt đã bình thường chưa. Nếu vẫn không được bạn nên thay một chiếc bơm mới. Khi thay xong cần cho máy giặt khởi động lại và xác định xem máy đã xả vắt bình thường chưa.
- Do hư van xả: Bạn nên gọi thợ sửa máy giặt đến kiểm tra và thay thế van xả mới.
6. Sửa máy giặt không hoạt động
- Do lượng quần áo giặt bị quá tải: Bạn không nên nhồi nhét quá nhiều quần áo vì điều đó chỉ làm hại cho máy giặt nhà bạn.
- Do hỏng motor: Nếu motor quá nóng thì bạn nên để nguội trong 30 phút rồi hẵng sử dụng. Còn vấn đề khác của motor đòi hỏi chuyên môn cao của thợ sửa máy giặt.
- Do nguồn nước máy giặt: Kiểm tra nguồn nước máy giặt có gặp bất cứ vấn đề nào không như bị tắc hay bị bám bẩn và làm sạch trước khi khởi động lại máy.
7. Sửa máy giặt kêu to
- Do khớp dẫn động trực tiếp của động cơ: Khi các chuyển động không được quay tự do và các khớp nối bị trơn trượt và gây ra tiếng ồn to. Bạn cần thay thế ngay để máy giặt hoạt động bình thường.
- Do bộ giảm xóc: Khi bộ giảm xóc bị lỗi máy giặt sẽ kêu tiếng to. Hãy kiểm tra lỗi và thay thế bộ giảm xóc mới.
- Do đai giảm chấn: Đai giảm chấn được gắn vào 4 góc của máy giặt và giảm xóc cho máy giặt khi quay. Đai được làm bằng cao su sử dụng lâu sẽ bị dão và gây ra vấn đề hỏng hóc. Bạn cần thay thế 4 cái trong cùng 1 lần để đảm bảo máy sử dụng bình thường.
- Do dây curoa và đà bị giãn làm giảm khả năng chuyển động: Nếu 2 bộ phận này bị bốc mùi khét, tốt nhất bạn nên gọi thợ sửa máy giặt đến kiểm tra và thay thế.
8. Sửa máy giặt không lên nguồn điện
- Do nguồn điện: Lỗi có thể xuất phát từ ổ cắm điện bị lỏng hay không khít. Bạn nên kiểm tra kĩ vấn đề ở đây và khắc phục ngay lập tức để đảm bảo máy giặt hoạt động bình thường.
- Do dây dẫn điện: Máy giặt sử dụng lâu năm khiến cho dây dẫn bị oxi hóa. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra tác nhân bên ngoài như bị chuột và các động vật khác cắn.
- Do hư board mạch của máy giặt: Do board đã quá cũ, tuổi thọ cao dẫn đến bị lỗi hoặc hư hỏng. Hay khi bạn chọn chỗ để máy giặt không hợp lý cũng khiến tình trạng hư hỏng xảy ra. Thường gia đình chỉ có thể phòng tình trạng này xảy ra như đặt ở những vị trí thoáng mát nhưng được có che chở, còn việc sửa bạn nên giao cho thợ sửa máy giặt.
9. Sửa máy giặt không thực hiện chức năng vắt
- Do mạch điều khiển bị lỗi: Bạn cần để máy giặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Kê cao máy giặt để tránh bị nhiễm nước. Thường xuyên vệ sinh máy giặt để tránh ẩm mốc và côn trùng sinh sôi.
- Do hỏng dây curoa: Bạn có thể tháo tấm ốp lưng của máy giặt ra và kiểm dây curoa và dây đai có bị lỏng không và thay mới nếu cần thiết.
- Do quần áo quá tải: Chỉ nên cho lượng quần áo vừa đủ vào mỗi chu trình giặt.
- Do van cấp nước không tự đóng: Bạn hãy kiểm tra xem van cấp nước bị hư hay bị nghẹt. Nếu bị hư bạn buộc phải thay mới, còn trong trường hợp van bị nghẹt bạn chỉ cần vệ sinh là máy giặt hoạt động lại bình thường.
Vệ sinh máy giặt và những lợi ích bạn chưa biết
Sau đây là những lợi ích của việc vệ sinh máy giặt đem lại mà chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống ở hộ gia đình chúng ta.
1. Giảm thiểu các tác nhân gây bệnh
- Sau mỗi lần giặt, cặn bẩn, khoáng chất và hóa chất từ bột giặt sẽ bám lại bên trong thành lồng giặt và tạo nên một lớp màng mỏng tích tụ vi khuẩn. Từ đó vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở bên trong máy giặt, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
- Theo cơ chế mà chúng ta thường biết ở máy giặt là các chất bẩn từ quần áo sẽ hòa tan vào nước và trôi ra ngoài. Tuy nhiên, các chất bẩn cứng đầu hay dạng vôi khó hòa tan vẫn bám lại bên trong lồng giặt. Nếu chúng ta không vệ sinh máy giặt thường xuyên để loại bỏ các chất bẩn này thì khả năng vi khuẩn bám lại vào quần áo là rất lớn.
- Môi trường ẩm ướt của máy giặt là địa điểm lý tưởng cho nấm mốc cũng như vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Chúng sẽ làm hỏng quần áo của gia đình và là tác nhân của nhiều bệnh ngoài da. Một mẹo nhỏ để hạn chế khả năng này đó là mở cửa lồng giặt sau mỗi lần giặt để hơi ẩm có thể thoát ra ngoài.
- Một yếu tố chúng ta cần lưu ý chính là nguồn nước cấp cho máy giặt luôn được lọc sạch sẽ vì chất cặn bám bên trong nguồn nước là tác nhân gây bệnh cho gia đình.
Việc vệ sinh máy giặt là cực kì cần thiết để hạn chế tối đa khả năng phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh cho người.
2. Loại bỏ mùi hồi thối
Mùi hôi thối mà chúng ta ngửi thấy xuất phát từ ẩm mốc bên trong lồng giặt. Cấu tạo của lồng giặt bao gồm 2 lớp. Lớp ngoài cùng mà chúng ta vẫn hay nhìn thấy được làm từ thép không gỉ và có lỗ nên bụi bẩn có thể chảy qua đó. Điều này làm chúng ta lầm tưởng rằng bụi bám đã được gột sạch ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn còn một lớp vỏ nhựa đằng sau, nơi cặn bột giặt hay bụi bẩn bám vào sau mỗi chu trình giặt. Mùi hôi thối bắt đầu từ đây và lớp bụi bẩn này sẽ bám vào quần áo nếu chúng ta không vệ sinh thường xuyên.
3. Tăng tuổi thọ, hạn chế hư hỏng
Bụi bẩn lâu ngày bám vào bên trong động cơ của máy giặt như vòng quay và chốt xoáy khiến cho khả năng quay bị hạn chế. Sau một thời gian, trục máy sẽ bị kẹt cứng làm hư máy giặt. Chỉ với các bước vệ sinh đơn giản, máy giặt của chúng ta được bảo dưỡng, giảm thiểu rất nhiều hư hỏng không đáng có và tăng tuổi thọ cho máy. Việc máy giặt phát sinh sự cố sẽ làm ảnh hưởng không chỉ đến đời sống sinh hoạt của gia đình mà còn tốn rất nhiều chi phí sửa chữa.
4. Đảm bảo giặt sạch hơn
Với bụi bẩn được loại bỏ, khả năng giặt sạch sẽ được củng cố. Chúng ta có thể yên tâm quần áo không bị bám bẩn hay ố màu.
Các bước vệ sinh máy giặt nhanh chóng
Có nhiều cách để bạn có thể vệ sinh máy giặt, nhưng Antshome mong muốn mang đến một giải pháp thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí tối đa cho gia đình bạn. Mặc dù thuốc tẩy vẫn là cách được nhiều người áp dụng để làm sạch máy giặt, nhưng nó rất độc hại, bốc mùi khó chịu cho những ai không quen sử dụng hóa chất và có thể làm nghẽn đường ống thoát nước.
Một cách khác chúng ta nên thử là sử dụng giấm trắng. Giấm có khả năng khử trùng và tính axit của nó giúp đánh bay cặn bẩn tích tụ. Không những làm sạch lồng giặt mà giấm cũng có thể thông nghẽn đường ống thoát nước cho máy giặt nhà bạn. Đặc biệt giấm trắng không gây hại cho người sử dụng nên chúng ta có thể yên tâm về những tính năng của nó.
1. Khi nào nên vệ sinh máy giặt?
Thông thường chúng ta nên vệ sinh máy giặt định kỳ 3 tháng/lần. Nếu bạn sử dụng máy giặt hằng ngày thì Antshome khuyên nên vệ sinh máy giặt 1 tháng/lần. Bạn vẫn có thể vệ sinh nhiều hơn tùy theo sở thích vì càng vệ sinh, chúng ta càng có thể đảm bảo máy giặt có thể hoạt động tối ưu.
Lưu ý: Sau khi vệ sinh, bạn nên để cửa máy giặt mở để hơi ẩm có thể thoát ra ngoài, tránh tạo cơ hội cho nấm mốc – vi khuẩn phát triển.

Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi vệ sinh máy giặt
2. Vệ sinh máy giặt cửa trên
- Bước 1: Để máy giặt chạy ở chế độ nóng nhất và chu trình giặt dài nhất. Bạn sẽ chỉ giặt với nước mà không bỏ thêm quần áo hay bất cứ loại bột giặt nào.
- Bước 2: Cho 3 cốc giấm trắng vào bên trong lồng giặt và khởi động máy để nước hòa tan với giấm.
- Bước 3: Khi nước đã đầy, để máy quay trong 1 – 2 phút, sau đó bấm tạm dừng máy giặt.
- Bước 4: Cho ½ cốc baking soda vào và tiếp tục để máy quay trong 1 – 2 phút và dừng máy.
- Bước 5: Để hỗn hợp nước – giấm trắng – baking soda hòa tan lẫn nhau trong 1 – 2 giờ đồng hồ. Không bật máy giặt.
- Bước 6: Sau 1 – 2 tiếng, khởi động lại máy giặt. Để máy kết thúc chu trình và xả nước.
- Bước 7: Sau khi trình kết thúc, dùng miếng bọt biển thấm dung dịch nước và giấm trắng để lau xung quanh phần đỉnh của lồng giặt vì nước không thể đến đỉnh nên toàn bộ vành bên dưới cửa máy giặt cần phải được vệ sinh thủ công.
- Bước 8: Chạy thêm một chu trình với nước nóng, không bỏ giấm hay baking soda. Việc này sẽ giúp gột sạch mọi cặn bẩn và vi khuẩn còn sót lại bên trong máy giặt.
- Bước 9: Sử dụng khăn sạch để lau chùi bên trong lồng giặt.
3. sinh máy giặt cửa trước
- Bước 1: Dùng khăn, thấm dung dịch giấm trắng và nước, lau sạch vòng đệm cao su ở mặt trước máy giặt. Khu vực này thường hay bám lại tóc hoặc lông động vật. Sau đó rắc một ít bột baking soda lên bề mặt này và tiếp tục chà sạch.
- Bước 2: Cho ½ cốc baking soda vào lồng giặt.
- Bước 3: Cho 3 cốc giấm trắng vào lồng giặt.
- Bước 4: Để máy giặt chạy ở chế độ nóng nhất và chu trình giặt dài nhất.
- Bước 5: Khi chu trình giặt đầu tiên kết thúc, tiếp tục chạy thêm một chu trình mới với chỉ nước nóng – không bỏ giấm hay baking soda – để tiêu diệt mọi vi khuẩn còn sót lại.
- Bước 6: Sử dụng khăn sạch để lau chùi bên trong lồng giặt.

3. Vệ sinh bên ngoài máy giặt
Không những vệ sinh bên trong mà chúng ta cũng cần đặc biệt chú trọng vệ sinh bề mặt bên ngoài máy giặt. Sử dụng khăn, thấm dung dịch giấm trắng và nước (tỉ lệ: 2 cốc nước – 1 cốc giấm trắng), lau sạch toàn bộ bề mặt bên ngoài máy, tay cầm, cửa máy giặt và khay đựng bột giặt. Những chỗ nhỏ, khó tiếp cận, bạn có thể thử dùng bàn chải đánh răng cũ để làm sạch các kẽ hở.
Những câu hỏi thường gặp về máy giặt
Các câu hỏi:
Chi phí sửa máy giặt là bao nhiêu?
Chi phí máy giặt phụ thuộc vào vị trí hư hỏng cũng như mức độ hư hỏng của linh kiện. Sau khi khảo sát, kỹ thuật viên Antshome sẽ báo giá cụ thể và nếu khách hàng đồng ý sẽ bắt tay vào làm.
Dấu hiệu máy giặt cần sửa chữa là gì?
Khi máy giặt gặp những vấn đề sau, khách hàng cần liên hệ ngay với thợ sửa máy giặt Antshome:
– Máy giặt không hoàn toàn hoạt động.
– Máy giặt không chảy nước vào lồng giặt.
– Máy giặt không xả nước.
– Máy giặt hư khóa cửa.
– Máy giặt kêu to.
– Máy giặt xả nước quá lâu.
Sửa máy giặt có bảo hành không?
Mọi công việc, linh kiện sửa chữa, thay thế mà kỹ thuật viên Antshome đảm nhận sẽ nhận được bảo hành từ 3-12 tháng.
Mất bao lâu để kỹ thuật viên Antshome đến sửa máy giặt?
Antshome có 18 chi nhánh khắp TPHCM, sẵn sàng có mặt tại nhà quý khách chỉ 20 phút sau khi nhận được cuộc gọi.
Kết
Antshome là đơn vị lắp đặt, sửa máy giặt chuyên nghiệp nhất tại TPHCM. Antshome nhận được sự tín nhiệm từ hàng ngàn khách hàng mỗi tháng và cũng là đơn vị sửa chữa điện nước duy nhất lọt vào TOP 50 start-up Việt do VNExpress bình chọn!
Thông tin liên hệ với Antshome:
- Địa chỉ: 528/5/112 Điện Biên Phủ Phường 11 Quận 10, TP. HCM
- Giờ làm việc: 8:00AM – 9:00PM
- Hotline: 091.692.1080
- Email: support@antshome.vn
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@antshome.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/antshome.vn
- Instagram: https://www.instagram.com/antshome.vn/
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ANTSHOMEYOURHOMEMAINTENANCETECHNICAL
Liên hệ đặt lịch sửa chữa
Khách hàng cần sửa chữa điện nước vui lòng liên hệ Antshome. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Antshome sẽ tiếp nhận nhanh chóng yêu cầu của quý khách và điều phối thợ sửa chữa điện nước đến để xử lý trực tiếp cho khách hàng.